×

Mức ph:ạt nồng độ cồn xe máy cao nhất 2024 là bao nhiêu? Xem ngay còn “né vội”

Hiện nay, pháp luật quy định xử phạt nồng độ cồn xe máy rất nghiêm ngặt nhằm đảm bảo an toàn giao thông cho chủ phương tiện cũng như những người tham gia giao thông khác. Vậy mức phạt nồng độ cồn xe máy cao nhất là bao nhiêu?

1. Mức phạt nồng độ cồn xe máy cao nhất 2024 là bao nhiêu?

Mức phạt nồng độ cồn xe máy cao nhất 2024 là bao nhiêu? Mức phạt nồng độ cồn xe máy cao nhất 2024 là bao nhiêu? (Ảnh minh hoạ)

Theo quy định tại điểm c khoản 6 Điều 6, điểm c khoản 7 Điều 6 và điểm e khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức phạt nồng độ cồn xe máy hiện nay cao nhất đến 08 triệu đồng. Cụ thể như sau:

Hành vi điều khiển xe máy trên đường trong máu/hơi thở có nồng độ cồn

Mức phạt

Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc 0,25 miligam/lít khí thở.

Từ 02 – 03 triệu đồng.

Vượt 50 – 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt 0,25 – 0,4 miligam/lít khí thở.

Từ 04 – 05 triệu đồng.

Vượt 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt 0,4 miligam/lít khí thở.

Từ 06 – 08 triệu đồng.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì mức phạt nồng độ cồn đối với xe máy hiện nay cao nhất là 06 – 08 triệu đồng (tương ứng với hành vi điều khiển xe máy trên đường mà trong máu/hơi thở có nồng độ cồn vượt mức 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá mức 0,4 miligam/lít khí thở).

2. Có bị tước bằng lái xe khi điều khiển xe máy có nồng độ cồn?

Có bị tước bằng lái xe khi điều khiển xe máy có nồng độ cồn? Có bị tước bằng lái xe khi điều khiển xe máy có nồng độ cồn? (Ảnh minh hoạ)

Căn cứ quy định tại khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe máy khi đang có nồng độ cồn còn bị áp dụng thêm các hình thức xử phạt bổ sung, cụ thể như sau:

Hành vi điều khiển xe máy trên đường trong máu/hơi thở có nồng độ cồn

Bị tước giấy phép lái xe

Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc 0,25 miligam/lít khí thở.

Từ 10 – 12 tháng.

Vượt 50 – 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt 0,25 – 0,4 miligam/lít khí thở.

Từ 16 – 18 tháng.

Vượt 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt 0,4 miligam/lít khí thở.

Từ 22 – 24 tháng.

Như vậy, khi điều khiển xe máy tham gia giao thông mà có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở thì ngoài việc bị xử phạt tiền như trên, người điều khiển phương tiện còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước giấy phép lái xe từ 10 – 24 tháng tuỳ vào mức độ vi phạm.

3. Vi phạm quy định nồng độ cồn có bị tạm giữ xe máy không?

Tùy vào từng trường hợp, vi phạm nồng độ cồn có thể bị tạm giữ xe máy.

cụ thể, theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, đã được sửa đổi, bổ sung tại điểm a khoản 32 Điều 1 Nghị định số 123/2021/NĐ-CP về việc tạm giữ phương tiện liên quan đến người điều khiển, phương tiện vi phạm quy định giao thông đường bộ, cụ thể như sau:

“Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm

1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này:

b) Điểm b, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8; khoản 9 Điều 6

Theo quy định nêu trên, để ngăn chặn ngay các hành vi vi phạm thì người có thẩm quyền được pháp tạm giữ phương tiện của người tham gia giao thông trước khi ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nếu xảy ra trường hợp vi phạm nêu trên.

Dẫn chiếu đến điểm c khoản 6, điểm c khoản 7 và điểm e khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì đây là các hành vi vi phạm nồng độ cồn xe máy khi tham gia giao thông.

Do đó, trường hợp để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm thì người có thẩm quyền có quyền tạm giữ phương tiện (xe máy) trước khi có quyết định xử phạt về hành vi điều khiển xe máy có nồng độ cồn.

4. Uống rượu bao nhiêu chén thì bị phạt nồng độ cồn?

Dựa theo nội dung đã được chúng tôi phân tích tại mục 1 và mục 2 tại bài viết này thì khung phạt thấp nhất cho hành vi vi phạm nồng độ cồn xe máy là: Phạt từ 02 – 03 triệu đối với hành vi điều khiển xe máy trên đường mà trong máu/hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá mức 50 miligam/100 mililit máu hoặc chưa vượt quá mức 0,25 miligam/lít khí thở.

Theo đó, pháp luật hiện nay chỉ quy định có nồng độ cồn trong máu/hơi thở thì sẽ bị xử phạt vi phạm mà không quy định khung nồng độ cồn.

Do đó, quy định này cấm hoàn toàn việc điều khiển phương tiện khi có nồng độ cồn mà không quy định nồng độ cồn bao nhiêu mới bị xử phạt.

Vì vậy, dù bạn chỉ uống một chén rượu thì cũng sẽ bị xử phạt về nồng độ cồn.

Related Posts

Loại rau ở Việt Nam mọc dại ít ai ăn, qua Nhật Bản lại được xem là giúp trường thọ, giá trên trời

Rau khoai lang là loại rau phổ biến dễ trồng, không chăm sóc cũng dễ lên, mọc bò lan đầy mặt đất. Trước đây rau khoai lang…

Ăn tôm nhất định phải vứt bỏ đi 3 phần này vì rất nhiều kim loại nặng

Một số bộ phận của tôm lại chứa ít chất dinh dưỡng và có thể tích tụ các kim loại nặng, gây hại cho cơ thể khi…

Công bố 7 món ăn có ngon đến mấy cũng không được để qua đêm

Nhiều người có thói quen sử dụng thực phẩm để qua đêm vì tiện lợi và tránh lãng phí. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng…

Bí quyết nấu cơm ngon dẻo thơm chỉ cần 1 nguyên liệu nhà nào cũng có sãn

Trong căn bếp của mỗi gia đình Việt, gạo và cơm là linh hồn của bữa ăn. Nhưng bạn có biết rằng, chỉ với một nguyên liệu…

Tục ngữ dân gian Việt Nam có câu: “Vợ chồng bằng tuổi, nằm duỗi mà ăn” có đúng không?

1. Quan niệm dân gian và cái nhìn từ phong thủy Người xưa bảo: Vợ chồng bằng tuổi nằm duỗi mà ăn, có đúng không? Trong tử…

Rùng mình dâu tây giá rẻ chỉ 35k/hộp tràn lan trên vỉa hè: Ăn vào có ngày gặp thứ này!

Dâu tây ngon, giá rẻ nhưng có thể nhiều thuốc sâu Dâu tây, một loại trái cây từng được coi là xa xỉ với giá thành cao…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *