×

Vạch xương cá là gì, mang ý nghĩa như thế nào mà sao lỡ đi vào lại phạt nặng đến thế? Nhiều tài xế nghe xong mà ‘sợ hẳn

Nhiều người thắc mắc vạch xương cá là gì, khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải xử lý thế nào để không vi phạm luật giao thông?

1. Vạch xương cá là gì?

Trong hệ thống các vạch kẻ đường hiện nay không có vạch nào mang tên là vạch xương cá. Vạch xương cá là thuật ngữ mà người dân thường gọi dùng để chỉ loại vạch kênh hóa dòng xe dạng chữ V (vạch 4.2) được quy định tại Phụ lục G Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT.

vạch xương cá, vi phạm luật giao thông

Vạch xương cá là thuật ngữ mà người dân thường gọi dùng để chỉ loại vạch kênh hóa dòng xe dạng chữ V (vạch 4.2). (Ảnh minh họa)

Vạch 4.2 được thể hiện dưới dạng các nét liền màu trắng được vẽ song song, mỗi vạch rộng 45 cm, khoảng cách hai mép vạch 100 cm, vạch nghiêng một góc 135 độ theo chiều ngược chiều kim đồng hồ so với hướng chuyển động của xe.

Có thể thấy, hình dáng của vạch 4.2 trông khá giống với chiếc xương cá. Chính vì thế, nhiều người đã gọi đây là vạch xương cá.

2. Vạch xương cá có ý nghĩa gì?

Theo Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT, vạch xương cá được sử dụng để giới hạn các phần mặt đường không sử dụng cho xe chạy mà sử dụng để kênh hóa các dòng giao thông trên đường.

Vạch này thường được sử dụng tại các địa điểm sau:

– Ở trạm thu phí: Hướng dẫn xe xe đến cửa thu phí của cổng trạm thu phí.

– Ở các nút giao cùng mức: Dùng để kênh hóa các dòng xe ở ngã ba, ngã tư phức tạp.

Trên đoạn đường được bố trí vạch xương cá, các phương tiện tham gia giao thông phải đi theo tuyến đường quy định, không được lấn vạch hoặc cắt qua vạch trừ những trường hợp khẩn cấp.

Trong đó, các trường hợp khẩn cấp có thể kể đến như:

– Xe gặp sự cố buộc phải dừng, đỗ trên đường.

– Tài xế, phương tiện đang trong tình trạng nguy hiểm.

– Ảnh hưởng bởi thời tiết xấu…

Điều này đồng nghĩa rằng, trừ các trường hợp khẩn cấp, người tham gia giao thông không dừng, đỗ phương tiện hay đi đè lên vạch xương cá.

vạch xương cá, vi phạm luật giao thông

Vạch xương cá là vạch 4.2. (Ảnh minh họa)

3. Lỗi đè vạch xương cá bị phạt thế nào?

Như đã đề cập, các phương tiện không được dừng, dỗ, đi đè lên vạch xương cá. Nếu cố tình vi phạm, người tham gia giao thông sẽ bị xử phạt lỗi không chấp hành hiệu lệnh, các chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường.

Căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, mức phạt đối với lỗi đè vạch xương cá được quy định như sau:

vạch xương cá, vi phạm luật giao thông

Hoàng Mai (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)

Related Posts

Loại rau ở Việt Nam mọc dại ít ai ăn, qua Nhật Bản lại được xem là giúp trường thọ, giá trên trời

Rau khoai lang là loại rau phổ biến dễ trồng, không chăm sóc cũng dễ lên, mọc bò lan đầy mặt đất. Trước đây rau khoai lang…

Ăn tôm nhất định phải vứt bỏ đi 3 phần này vì rất nhiều kim loại nặng

Một số bộ phận của tôm lại chứa ít chất dinh dưỡng và có thể tích tụ các kim loại nặng, gây hại cho cơ thể khi…

Công bố 7 món ăn có ngon đến mấy cũng không được để qua đêm

Nhiều người có thói quen sử dụng thực phẩm để qua đêm vì tiện lợi và tránh lãng phí. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng…

Bí quyết nấu cơm ngon dẻo thơm chỉ cần 1 nguyên liệu nhà nào cũng có sãn

Trong căn bếp của mỗi gia đình Việt, gạo và cơm là linh hồn của bữa ăn. Nhưng bạn có biết rằng, chỉ với một nguyên liệu…

Tục ngữ dân gian Việt Nam có câu: “Vợ chồng bằng tuổi, nằm duỗi mà ăn” có đúng không?

1. Quan niệm dân gian và cái nhìn từ phong thủy Người xưa bảo: Vợ chồng bằng tuổi nằm duỗi mà ăn, có đúng không? Trong tử…

Rùng mình dâu tây giá rẻ chỉ 35k/hộp tràn lan trên vỉa hè: Ăn vào có ngày gặp thứ này!

Dâu tây ngon, giá rẻ nhưng có thể nhiều thuốc sâu Dâu tây, một loại trái cây từng được coi là xa xỉ với giá thành cao…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *