Giỗ bố, các chị chồng giao “dâu trưởng lo”, 11h trưa mới kéo nhau đến ăn, tôi dọn ra mâm cỗ khiến tất cả cúi mặt đi về
Bố mẹ làm chục mâm hay vài ba mâm cũng chỉ một mình em lo liệu. Mấy chị chồng toàn bấm đúng giờ ăn mới về…”, nàng dâu kể.
“Dâu trưởng”, chỉ nghe 2 từ này thôi phụ nữ đã thấy áp lực với đủ những trọng trách trên vai. Đặc biệt khi nhà có công việc hay giỗ lễ, dâu trưởng chắc chắn không được phép vắng mặt. Trong ngày hôm ấy, họ cũng bị “xoay” tới “hết hơi” mà chưa chắc đã làm hài lòng được tất cả nhà chồng.
Mới đây một nàng dâu trưởng cũng vào mạng xã hội chia sẻ chuyện làm dâu quá áp lực của mình với nội dung như sau: “Chồng em là út nhưng lại thành trưởng vì trên anh chỉ có 3 người chị gái. Ngày trước bố mẹ anh đẻ cố được anh để lo chuyện hương khói tiên tổ. Ông bà hiền lành, hiểu chuyện nhưng mấy người con gái chán lắm. Khi nhà có công việc thì họ coi em là dâu trưởng, phải tự đứng ra lo toan gánh vác hết. Ngày thường về chơi, họ lại coi em là em út theo đúng kiểu ‘làm em ăn thèm vác nặng’, các chị là lớn bảo gì em cũng phải nghe, phải làm. Một tháng đôi ba lần họ đưa chồng con về chơi, em khốn khổ phục vụ cơm nước.
Bài chia sẻ của nàng dâuMệt nhất là mỗi lần giỗ chạp là em cứ xoay như chong chóng lo việc. Bố mẹ làm chục mâm hay vài ba mâm cũng chỉ một mình em lo liệu. Mấy chị chồng toàn bấm đúng giờ ăn mới về. Nhiều lần bố mẹ chồng em lên tiếng góp ý nhưng họ bảo: ‘Việc giỗ lễ, cỗ bàn dâu trưởng phải lo. Chúng con phận gái đi lấy chồng, về chỉ là khách’. Cứ vin vào cớ ấy, chẳng bao giờ các chị chồng tham gia giúp đỡ cho em dù chỉ là việc nhỏ.
Cách đây vài tháng em bị sốt vi rút phải nằm viện mất một tuần. Cuối tuần đó nhà lại có giỗ, tuy sức khỏe cũng bình phục lại nhiều nhưng em vẫn mệt. Mẹ chồng biết ý, bà gọi 3 cô con gái dặn hôm giỗ ông thì về sớm làm đỡ em dâu. Thế mà ngày hôm sau vẫn 11h trưa các chị chồng em mới kéo đông đủ chồng con về. Mỗi nhà 4 người, như mọi khi là sẽ xếp thành 2 mâm, cộng với nhà em nữa là 3 mâm tròn. Lần nào thắp hương xong mọi người cũng phải ngồi chờ 3 nhà đó tới mới bắt đầu ăn.
Tuy nhiên lần này các chị chồng em về tới cửa đều ngạc nhiên vì thấy cả nhà đã ngồi ăn uống vui vẻ, quan trọng hơn là chỉ có 1 mâm cỗ duy nhất. Họ tưởng bố mẹ phần cỗ riêng cho nên giục em dâu sắp mâm nhưng em bảo: ‘Nay em chỉ làm có 1 mâm cỗ thắp hương các cụ, xong là xin lộc xuống ăn đây rồi, làm gì còn nữa mà dọn thêm ạ. Hôm trước mẹ chẳng dặn các chị về sớm làm cơm cùng em, còn muộn thì thôi khỏi ăn. Em thấy mẹ dặn thế nên làm theo’.
Được mẹ chồng ủng hộ phía sau, em mạnh dạn nói không ngại ngần gì cả: ‘Các chị bảo dâu là chủ, gái chỉ là khách thì nay tiện em nói rõ quan điểm của mình. Những ngày nhà có công có việc, em chỉ muốn chị em trong nhà quây quần lại cùng nhau nấu nướng, 1 là làm cơm thắp hương tổ tiên, 2 là mọi người được dịp quây quần đỡ đần nhau chứ em không có ý mời khách khứa gì. Nếu các chị tự nhận mình là khách, em nói thẳng là không mời’.
Mẹ chồng em để con dâu nói xong, bà cũng đứng dậy góp thêm lời: ‘Em dâu các con nói đúng đó. Cùng là chị em trong nhà, những ngày có việc phải tập trung lại mà làm tránh một người bị vất vả, những người khác nhàn thân chỉ ngồi ăn với chơi là không được. Còn nếu các con tự cho mình là khách thì ngay cả bố mẹ cũng không mời các con về đâu’.
Cả 3 chị chồng em đứng thần mặt không nói lại được lời nào. Hôm ấy mẹ chồng em cương quyết không để con dâu nấu nhiều cỗ, bảo để bà dạy cho các chị ấy 1 bài học, lần sau còn biết trách nhiệm của một người làm con trong nhà. Quả nhiên đến đám giỗ sau, không cần ông bà gọi 3 chị ấy đều tự giác về sớm lo cỗ bàn cơm nước với em dâu”.
Đây thật sự là một tình huống không phải quá hiếm trong cuộc sống làm dâu của chị em phụ nữ. Thực tế, bất cứ ai đi làm dâu cũng đều mong có thể xây dựng được một mối quan hệ thật tốt với anh em nhà chồng nhưng cũng phải tùy vào từng hoàn cảnh cụ thể để có cách ứng xử cho hợp lý khiến đôi bên hiểu và biết nhìn nhau để sống. Giống câu chuyện của nàng dâu trong câu chuyện trên là một ví dụ.