×

Cứ tưởng không mang bản cứng là ‘yên bình’, gần 500 tài xế bị tước bằng lái trên VNeID trong một tuần: Nghe mà choáng

Triển khai quy định tại Thông tư số 28/2024, có 499 trường hợp tài xế bị tước bằng lái xe trên môi trường điện tử thông qua việc tích hợp thông tin vào ứng dụng VNeID.

Chiều 8/7, đại diện Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) thông tin, sau một tuần thực hiện Thông tư 28/2024 (từ 1/7 đến 7/7), CSGT toàn quốc đã kiểm soát 26.961 trường hợp thông qua ứng dụng VNeID.

Qua đó, lực lượng chức năng lập biên bản đối với 6.892 tài xế vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông, tạm giữ gần 2.000 giấy phép lái xe các hạng.

“Trong số đó có 499 trường hợp bị tước bằng lái xe trên môi trường điện tử thông qua việc tích hợp thông tin vào ứng dụng VNeID”, đại diện Cục CSGT cho hay.

Gần 500 tài xế bị tước bằng lái trên VNeID trong một tuần- Ảnh 1.

Thông tin tạm giữ bằng lái xe hiển thị online.

Qua một tuần triển khai nội dung theo Thông tư số 28/2024, Cục CSGT đánh giá quy định cho phép kiểm tra, tước giấy tờ trên môi trường điện tử giúp hạn chế tình trạng người dân sử dụng bằng lái xe, giấy đăng ký xe giả.

Điều này còn giúp người dân thuận tiện hơn khi tham gia giao thông, tránh phải mang theo quá nhiều giấy tờ bản cứng.

Theo Thông tư 28/2024/TT-BCA có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7, lực lượng CSGT thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát các loại giấy tờ như bằng lái xe, giấy đăng ký xe… thông qua thông tin trong căn cước điện tử, tài khoản VNeID.

Trường hợp tài xế vi phạm luật, CSGT tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với người đó và ra quyết định tạm giữ/tước giấy tờ theo quy định với các lỗi bị tước giấy tờ trên môi trường điện tử (không tạm giữ giấy phép lái xe bản gốc).

Trong thời gian giấy tờ liên quan người lái và phương tiện bị tước trên VNeID, tài xế nếu tiếp tục vi phạm mà sử dụng giấy tờ vật lý thì sẽ không có tác dụng vì CSGT sẽ kiểm soát, tra cứu trên hệ thống.

Cục CSGT cho biết, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, trong 6 tháng đầu năm, CSGT toàn quốc đã xử lý hơn 2,1 triệu trường hợp vi phạm, phạt tiền trên 4.000 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm 2023, số trường hợp vi phạm bị xử phạt tăng trên 450.000 trường hợp (tăng 26,74%), tiền phạt tăng hơn 800 tỷ đồng (tăng 24,61%).

Cũng trong 6 tháng đầu năm, các lực lượng đã phát hiện và xử lý hơn 501.000 tài xế vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển xe (chiếm gần 20% tổng số vi phạm). Như vậy, trung bình mỗi ngày có 2.785 tài xế vi phạm nồng độ cồn bị xử phạt.

Related Posts

Loại rau ở Việt Nam mọc dại ít ai ăn, qua Nhật Bản lại được xem là giúp trường thọ, giá trên trời

Rau khoai lang là loại rau phổ biến dễ trồng, không chăm sóc cũng dễ lên, mọc bò lan đầy mặt đất. Trước đây rau khoai lang…

Ăn tôm nhất định phải vứt bỏ đi 3 phần này vì rất nhiều kim loại nặng

Một số bộ phận của tôm lại chứa ít chất dinh dưỡng và có thể tích tụ các kim loại nặng, gây hại cho cơ thể khi…

Công bố 7 món ăn có ngon đến mấy cũng không được để qua đêm

Nhiều người có thói quen sử dụng thực phẩm để qua đêm vì tiện lợi và tránh lãng phí. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng…

Bí quyết nấu cơm ngon dẻo thơm chỉ cần 1 nguyên liệu nhà nào cũng có sãn

Trong căn bếp của mỗi gia đình Việt, gạo và cơm là linh hồn của bữa ăn. Nhưng bạn có biết rằng, chỉ với một nguyên liệu…

Tục ngữ dân gian Việt Nam có câu: “Vợ chồng bằng tuổi, nằm duỗi mà ăn” có đúng không?

1. Quan niệm dân gian và cái nhìn từ phong thủy Người xưa bảo: Vợ chồng bằng tuổi nằm duỗi mà ăn, có đúng không? Trong tử…

Rùng mình dâu tây giá rẻ chỉ 35k/hộp tràn lan trên vỉa hè: Ăn vào có ngày gặp thứ này!

Dâu tây ngon, giá rẻ nhưng có thể nhiều thuốc sâu Dâu tây, một loại trái cây từng được coi là xa xỉ với giá thành cao…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *