×

Đi xe máy lên vỉa hè bị phạt bao nhiêu, có bị giữ bằng lái xe không?

Đi xe máy lên vỉa hè bị phạt bao nhiêu, có bị giữ bằng lái xe không?

Vỉa hè là hai phần dọc bên đường. Thông thường vỉa hè sẽ cao hơn lòng đường và có lát gạch chuyên dụng. Đây chính là phần đường dành riêng cho người đi bộ.

Theo quy định của Luật Giao thông, đi xe trên vỉa hè được coi là hành vi vi phạm.

Lỗi đi xe trên vỉa hè sẽ bị xử phạt hành chính. Theo đó, điểm đ khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, phạt tiền từ 4 – 6 triệu đồng đối với các hành vi điều khiển ô tô không điều khiển phương tiện đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định; điều khiển xe đi trên hè phố (lưu ý, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà).

Ngoài ra, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng đôi với người điều khiển ô tô đi trên vỉa hè.

Theo Điểm g khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, phạt tiền từ 400 – 600 nghìn đồng với hành vi điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định; điều khiển xe đi trên hè phố (lưu ý, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà).

Đi xe máy trên vỉa hè sẽ bị phạt tiền từ 400 – 600 nghìn đồng.

Đi xe máy trên vỉa hè sẽ bị phạt tiền từ 400 – 600 nghìn đồng.

Bán hàng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường bị phạt bao nhiêu?

Việc sử dụng lòng đường, hè phố trái phép là hành vi bị cấm. Điều này được quy định rõ tại Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008.

Đối với hành vi buôn bán lấn chiếm vỉa hè, cá nhân và tổ chức vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính. Cụ thể, Khoản 1, khoản 5 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định, cá nhân bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng và tổ chức bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.

Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng đối với cá nhân, từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng đối với tổ chức có các hành vi sau: Lấn chiếm sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để bày, bán hàng hóa; họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe; xây, đặt bục bệ; làm mái che hoặc thực hiện các hoạt động khác gây cản trở giao thông chiếm lòng lề đường.

Related Posts

Từ 1/2025: Lái xe liên tục quá 4 giờ sẽ bị phạt tới 12 triệu đồng

Trường hợp đơn vị kinh doanh vận tải, đơn vị hoạt động vận tải nội bộ và người lái xe ô tô kinh doanh vận tải và…

Chân dung đại gia vừa vào bệnh viện tặng ô tô cho Xuân Son: Là ‘đối cứng’ của ông Vượng, sở hữu trăm nghìn BĐS, chủ tịch tập đoàn đa ngành

Vị đại gia này vừa đại diện cho một liên doanh ô tô tặng “xế hộp” trị giá 900 triệu đồng cho cầu thủ Nguyễn Xuân Son….

Sau Vinbus, xuất hiện thêm 1 đơn vị khác khai thác xe buýt điện tại Hà Nội: Mẫu xe đưa vào vận hành vẫn là ‘hàng nhà Vin’, đã từng xuất hiện tại nhà máy của bác Vượng

Mẫu xe buýt điện sẽ thay thế toàn bộ xe chạy xăng dầu truyền thống vào tháng 2/2025. Theo thông tin được đăng tải trên trang fanpage, công…

Zoom cận mẫu xe ông Vũ Văn Tiền tặng Xuân Son: Ở Việt Nam chưa ai có, đi thẳng tưng một mạch từ Hà Nội đến Quy Nhơn mới cần vài trăm nghìn đổ xăng

Phải đến ngày 15/1 sắp tới, mẫu xe này mới chính thức ra mắt thị trường Việt Nam Tối ngày 8/1, thương hiệu Omoda & Jaecoo Việt Nam…

Chính thức rồi: Bác Vượng chính thức công bố mẫu xe mới được mệnh danh taxi thay thế ‘xe ôm’, phố nhỏ đến đâu cũng vào được, 1 lần sạc đầy chạy được bao nhiêu km mà khách hàng ‘háo hức đến thế’?

VinFast Minio Green của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang nhận được sự quan tâm lớn của người tiêu dùng.  VinFast mới đây đã công bố những…

Thật 100%: Người vi phạm bị tính thêm 0,05% lãi mỗi ngày (thời gian tính lãi bao gồm cả ngày nghỉ và ngày lễ) nếu chậm nộp phạt, nhiều người s/ố/c nặng khi nghe thông báo

Gần đây, trên mạng xã hội đang lan truyền thông tin chậm nộp phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông có thể…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *