Những hôm mưa gió đường trơn trượt dù quần áo bẩn hết nhưng túi đồ ăn thì các em vẫn giữ vẹn nguyên.

Đường đến trường của các em học sinh lớp 1-2 tại điểm trường Ngài Trò (điểm trường xa nhất, khó khăn nhất tại xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang) vô cùng khó khăn. Có em phải đi bộ 3-4 ngọn núi mới tới được lớp học.

Nghẹn lòng với những bữa ăn góp của học trò vùng cao - Ảnh 1.

Hành trang mang theo đến trường của các em không phải là cặp sách, bút vở mà là nước, rau, mèn mén góp lại để thầy nấu cho các em ăn. Những hôm mưa gió đường trơn trượt dù quần áo bẩn hết nhưng túi đồ ăn thì các em vẫn giữ vẹn nguyên.

Ở cái nơi không điện, không có nước sạch này cuộc sống còn vô cùng khó khăn này. Phần lớn bố mẹ đi làm xa nhà nên các em sống cùng ông bà đã già yếu nên gần như các em chẳng có đồ ăn có chất để cải thiện.

Nghẹn lòng với những bữa ăn góp của học trò vùng cao - Ảnh 2.

Do ở điểm trường lẻ, không có chế độ ăn trưa nên nhiều năm nay các em quen với việc góp bữa trưa cùng nhau. Tranh thủ giờ ra chơi, thầy giáo lại nhóm lửa, nấu bữa trưa cho học sinh ăn. Chỉ có rau với mèn mén nhưng học trò nơi đây đã quen với những bữa cơm góp đó rồi.

Nghẹn lòng với những bữa ăn góp của học trò vùng cao - Ảnh 3.

Thầy giáo Đình Thi là người gắn bó lâu năm nhất tại điểm trường này với quãng thời gian là 9 năm, 6 tháng 15 ngày. Ở đây ngoài dạy theo phương pháp của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì thầy còn phải dạy song ngữ là tiếng phổ thông và tiếng dân tộc.

Vừa qua đã có những nhà tài trợ ủng hộ số tiền 200 triệu đồng nên chắc chắn chỉ một thời gian ngắn nữa, các học sinh tại điểm trường Ngài Trò sẽ có một căn bếp mới cùng những bữa ăn đủ chất dinh dưỡng trong 1 năm. Chắc chắn khi cái bụng đã đủ no, con chữ sẽ được thắp sáng. Thầy trò nơi đây sẽ nỗ lực hết sức trên con đường theo đuổi con chữ còn nhiều gian nan.

Nghẹn lòng với những bữa ăn góp của học trò vùng cao - Ảnh 5.

Hiện tại, xã Mậu Duệ hiện còn 3 điểm trường khó khăn như Ngài Trò nên rất cần những tấm lòng hảo tâm của các mạnh thường quân, những nhà tài trợ để cánh tay nối dài, nâng bước các em nhỏ vùng cao tới trường.