×

Nữ sinh đạt 27,25 điểm gặp khó trên con đường vào đại học, câu chuyện phía sau đầy xót xa

Mức điểm này giúp nữ sinh nghèo xứ Thanh chạm đến giấc mơ đại học. Thế nhưng, với Mai, chặng đường đại học phía trước chông chênh vô cùng, bởi em mồ côi cha từ lúc lọt lòng, còn mẹ biệt vô âm tín nhiều năm nay.

Lê Thu Mai là cựu học sinh Trường THPT Hoàng Lệ Kha (Hà Trung, Thanh Hóa). Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, nữ sinh xứ Thanh đạt 27,25 điểm ở khối D01, với Toán: 8,6 điểm; Ngữ văn: 9,25 và Tiếng Anh đạt 9,4 điểm.

Đến trường nhờ ruộng rau của ngoại

Căn nhà cấp 4 lụp xụp của 2 bà cháu Thu Mai nằm sâu trong con hẻm nhỏ ở tiểu khu Thượng Quý (thị trấn Hà Trung, huyện Hà Trung). Ngôi nhà có mái lợp tạm bằng fibro xi măng được xây cách đây hàng chục năm đã xuống cấp nặng. Tường nhà nham nhở những mảng tô trát, bên trong không có đồ vật gì đáng giá ngoài chiếc ti vi cũ.

Nổi bật nhất trong căn nhà chính là những tấm giấy khen mà Thu Mai giành được trong những năm học qua. Đây là động lực giúp nữ sinh vượt lên nghịch cảnh và cũng là niềm an ủi người bà tuổi xế chiều luôn đùm bọc, dành tình thương cho Thu Mai.

“Với em, bà ngoại vừa làm cha, làm mẹ chăm bẵm em suốt những năm tháng qua. Tuy cuộc sống khó khăn nhưng bà không để em thiếu thốn cái ăn, cái mặc”, Mai bộc bạch.

Theo lời kể của bà Đoàn Thị Nguyệt (72 tuổi, bà ngoại của Mai), bố Mai qua đời vì bạo bệnh khi em mới tròn 3 tháng tuổi. Kể từ ngày chồng mất, mẹ Mai mất đi chỗ dựa tinh thần, song vẫn tảo tần cày thuê cuốc mướn chăm lo cho 2 bà cháu.

Tuy nhiên, cuộc sống ở quê khốn khó, cực chẳng đã người phụ nữ đành mang theo mẹ già, con nhỏ vào một tỉnh phía Nam sinh sống. Đến khi Mai được 5 tuổi, bà Nguyệt mang cháu về quê để thuận tiện cho việc học hành.

“Mẹ cháu vẫn ở lại miền Nam làm thuê, hàng tháng chu cấp tiền cho tôi nuôi cháu. Đến khi con bé Mai học lớp 7, 8 thì mẹ cháu biệt vô âm tín”, bà Nguyệt bùi ngùi tâm sự.

Chông chênh đường vào đại học của nữ sinh mồ côi đạt 27,25 điểm - Ảnh 2.

Nữ sinh Lê Thu Mai và bà ngoại Đoàn Thị Nguyệt.

Kể từ ngày đó, bà Nguyệt một mình cáng đáng, lo toan cuộc sống của 2 bà cháu, hễ ai thuê gì bà làm nấy. Vào mùa nắng, bà tranh thủ mò cua bắt ốc, cải thiện bữa ăn hàng ngày. Khi trời mát, bà Nguyệt trồng thêm luống rau trong vườn nhà, nuôi thêm đàn gà đến cữ thì đem ra chợ bán lấy tiền đong gạo, nuôi cháu học hành.

Vài năm nay, bà Nguyệt không thể gắng gượng thêm nữa vì tuổi cao, bệnh tật triền miên, hễ trở trời bệnh đau xương khớp lại tái phát khiến bà không làm được gì.

Nghe tin cháu gái đạt điểm cao, bà Nguyệt phấn khởi vô cùng nhưng lòng chợt lo âu vì hiện tại không có đàn gà hay cữ rau làm lộ phí cho cháu vào đại học. Lo lắng là vậy, song bà gạt đi bảo: “Căng lắm, tôi cầm cố trích lục đất lo cho cháu học hành chứ không đành lòng để cháu bỏ học giữa chừng”.

Nuôi ước mơ thành cô giáo

Thấy bà khó nhọc, Mai từng có ý định bỏ học giữa chừng khi vừa hết lớp 9. Được bà và thầy cô hết lời động viên, nữ sinh mới từ bỏ ý định, tiếp tục đến trường tìm tri thức.

Mai kể, suốt những năm học cấp 3, em được thầy cô hỗ trợ rất nhiều, đặc biệt là cô giáo chủ nhiệm. Ngoài miễn giảm các khoản đóng góp, Mai còn được cô giáo tặng sách vở cho năm học mới.

Nhắc tới người mẹ của mình, Mai chợt buồn, đôi mắt nhìn xa xăm. Nhiều năm trước, nữ sinh từng cầu xin mẹ đừng đi làm xa nữa nhưng đáp lại lời thỉnh cầu ấy chỉ là sự im bặt của người mẹ.

“Suốt 3 năm em học cấp 3, mẹ không một lần hỏi han hay động viên em. Em đã từng oán trách mẹ nhưng khi lớn lên sự oán trách trong em nguôi ngoai dần. Bởi, em hiểu rằng cuộc đời mẹ đã quá khổ vì chồng mất sớm, mẹ cũng còn tương lai ở phía trước”, nữ sinh trải lòng.


Nổi bật nhất trong căn nhà cấp 4 xập xệ là những tấm giấy khen được treo ở một góc trang trọng của ngôi nhà.

Hiện tại, Mai đã đăng ký xét tuyển vào ngành Sư phạm Toán dạy bằng tiếng Anh, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. “Em chọn ngành này vì đây là đam mê của bản thân và cũng phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của mình, giảm một phần gánh nặng cho ngoại”, Mai tâm sự.

Nữ sinh xứ Thanh tính, khi vào đại học sẽ đi làm thêm, kiếm tiền trang trải cho việc học hành. Điều Mai lo nhất hiện nay đó là sức khỏe của bà ngoại ngày một yếu. “Em rất sợ mình sẽ không thành công nhanh chóng để báo hiếu bà. Em chỉ mong sao bà luôn khỏe mạnh, để em còn được phụng dưỡng chăm sóc bà”, nữ sinh bùi ngùi.

Cô Phạm Thị Hải Yến (giáo viên chủ nhiệm) cho biết, Mai có hoàn hết sức éo le, sống cùng bà ngoại tuổi đã cao. Dù hoàn cảnh khó khăn, song em rất mạnh mẽ, luôn nỗ lực vươn lên và học rất đều các môn. Trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 12, Mai đoạt giải Khuyến khích môn Ngữ văn.

“Trong suốt những năm học vừa qua, nhà trường luôn tạo mọi điều kiện về vật chất lẫn tinh thần. Hiện giờ, tôi rất mong em nhận được hỗ trợ để giảm bớt khó khăn ở chặng đường  4 năm đại học”, cô Yến chia sẻ.

Related Posts

Loại rau ở Việt Nam mọc dại ít ai ăn, qua Nhật Bản lại được xem là giúp trường thọ, giá trên trời

Rau khoai lang là loại rau phổ biến dễ trồng, không chăm sóc cũng dễ lên, mọc bò lan đầy mặt đất. Trước đây rau khoai lang…

Ăn tôm nhất định phải vứt bỏ đi 3 phần này vì rất nhiều kim loại nặng

Một số bộ phận của tôm lại chứa ít chất dinh dưỡng và có thể tích tụ các kim loại nặng, gây hại cho cơ thể khi…

Công bố 7 món ăn có ngon đến mấy cũng không được để qua đêm

Nhiều người có thói quen sử dụng thực phẩm để qua đêm vì tiện lợi và tránh lãng phí. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng…

Bí quyết nấu cơm ngon dẻo thơm chỉ cần 1 nguyên liệu nhà nào cũng có sãn

Trong căn bếp của mỗi gia đình Việt, gạo và cơm là linh hồn của bữa ăn. Nhưng bạn có biết rằng, chỉ với một nguyên liệu…

Tục ngữ dân gian Việt Nam có câu: “Vợ chồng bằng tuổi, nằm duỗi mà ăn” có đúng không?

1. Quan niệm dân gian và cái nhìn từ phong thủy Người xưa bảo: Vợ chồng bằng tuổi nằm duỗi mà ăn, có đúng không? Trong tử…

Rùng mình dâu tây giá rẻ chỉ 35k/hộp tràn lan trên vỉa hè: Ăn vào có ngày gặp thứ này!

Dâu tây ngon, giá rẻ nhưng có thể nhiều thuốc sâu Dâu tây, một loại trái cây từng được coi là xa xỉ với giá thành cao…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *