“Sao bố mẹ nuôi 4 năm ăn học mà không làm công việc gì, phải thu dọn rác cho lãng phí không. Lúc đó tôi chỉ nghĩ nghề nào cũng là nghề, miễn sao mình làm bằng lương tâm và sức lực mình bỏ ra là được”.

Đó là lời tâm sự của chị Nguyễn Thu Phương, công nhân dọn rác Công ty Minh Quân (nay đã đổi thành Công ty cổ phần tập đoàn Nam Hà Nội).

Khác với đa số những người đồng nghiệp còn lại, chị Phương là người có học hành bài bản khi từng là cử nhân Triết học trường ĐH Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn và có 7 năm kinh nghiệm làm trong lĩnh vực hành chính – nhân sự.

Bỏ việc, vay nặng lãi, rửa bát thuê, làm ô sin…nuôi con tự kỷ

Năm 2017, do công việc ít đi nên chị Phương xin nghỉ ở công ty. Đây cũng là lúc chị có bầu đứa thứ 2. Thời gian này, người phụ nữ SN 1986 đã suy nghĩ rất nhiều để tìm một công việc phù hợp, vừa có thời gian chăm sóc con, vừa có tiền để trang trải cuộc sống cho gia đình.

“Tôi nghĩ rằng, với kinh nghiệm của bản thân, để tìm một công việc văn phòng cũng sẽ có rất nhiều công ty nhận. Thế nhưng, công việc sáng 8h00 đi, tối 5h00 về thì không đủ để chăm con, chăm gia đình”, chị Phương kể.

Từ khi sinh bé thứ 2, việc làm hành chính của chị Phương buộc phải dừng lại. Cộng thêm việc cháu thứ nhất bị tự kỷ nhẹ, chậm phát triển so với bạn bè cùng trang lứa khiến áp lực “cơm, áo, gạo, tiền” bắt đầu đè nặng lên đôi vai chị.

“Chồng tôi chạy Grab, nghề này lúc đó bão hoà rồi nên thu nhập chẳng được bao nhiêu. Nhiều lúc không có tiền sinh hoạt, 2 vợ chồng cãi vã, thậm chí đã đánh nhau, suýt ly hôn rồi.

Bản thân tôi thì tuổi hổ, vốn có tính liều, nên đành chọn nghề Shipper để kiếm sống. Thế là hai vợ chồng thay nhau chaỵ, vợ chạy xe máy, chồng chạy ô tô. Lúc chồng chạy buổi sáng thì trưa về nhà trông con cho tôi chạy buổi chiều. Có những lúc phải ôm cả con nhỏ đi đón thằng lớn. Rất may các cô giáo biết hoàn cảnh của mình nên đã giúp đỡ rất nhiều”, chị Phương tâm sự.

Cuộc sống của nữ cử nhân Triết học làm công nhân dọn rác nuôi con tự kỷ: Lúc mới đi làm, những đứa con hay chê mẹ hôi lắm - Ảnh 1.

Bé Việt Anh (10 tuổi), con trai đầu của chị Phương

Cuộc sống của nữ cử nhân Triết học làm công nhân dọn rác nuôi con tự kỷ: Lúc mới đi làm, những đứa con hay chê mẹ hôi lắm - Ảnh 2.

Việt Anh năm nay lên lớp 4 do phải học 2 năm lớp 1

Cuộc sống của nữ cử nhân Triết học làm công nhân dọn rác nuôi con tự kỷ: Lúc mới đi làm, những đứa con hay chê mẹ hôi lắm - Ảnh 3.

Cuộc sống của nữ cử nhân Triết học làm công nhân dọn rác nuôi con tự kỷ: Lúc mới đi làm, những đứa con hay chê mẹ hôi lắm - Ảnh 4.

Từ nhỏ, Việt Anh đã nhận thức chậm hơn bạn bè cùng trang lứa

Nói về đứa con trai lớn năm nay 11 tuổi (học lớp 4 vì học 2 năm lớp 1), nước mắt chị Phương trào ra. “Từ khi mang bầu, cháu vẫn bình thường nhưng khi cháu bắt đầu được 8 tháng tôi đã phát hiện cháu bị chậm phát triển. Lớn lên, người thân hỏi cũng chỉ trả lời một, hai câu. Bố cháu lúc đầu không chấp nhận nhưng sau này rồi cũng hiểu”.

Biết con bị bệnh, chị Phương buộc phải cho con đi học bổ trợ. Thế nhưng học phí đắt đến mức “gia đình hết tiền sinh hoạt” nên đành phải dừng lại.

“Học phí của cháu là 250.000 đồng/1 tiếng, mỗi tháng phải học đến 30 ngày trong khi tôi chỉ chạy Shipper, bán thêm hoa quả online. Nhiều hôm để lấy khoản thưởng trong ngày của công ty mà tôi phải địu con nhỏ ở trong mưa đến 12 giờ đêm để cố gắng đạt được mức thưởng đó.

Nhưng đúng 1 tháng thì không trụ nổi. Không có tiền, tôi đi vay tiền anh em, bạn bè nhưng họ không tin, tôi đành phải đi vay nặng lãi”, chị Phương nhớ lại.

Cuộc sống của nữ cử nhân Triết học làm công nhân dọn rác nuôi con tự kỷ: Lúc mới đi làm, những đứa con hay chê mẹ hôi lắm - Ảnh 6.

Chị Phương luôn xúc động khi nhắc về con

Thậm chí, chị Phương đã từng nghĩ đến tiêu cực, muốn “tự tử cho xong” vì những người mà mình tin tưởng nhất lại bỏ rơi mình. Thế nhưng khi nghĩ đến tài sản lớn nhất là các con “nếu mình chết đi con sẽ là người khổ” nên chị đã tự dặn bản thân phải cố gắng.

Ngoài lúc đi giao hàng, thời gian rảnh, chị Phương còn tận dụng để làm thêm bưng bê, giúp việc và sau đó bén duyên với nghề quét rác. Chỉ cần nghề gì giúp chị có tiền, chị sẽ dấn thân vào vì cả gia đình lúc đó đều trông chờ vào chị.

Những ngày đi dọn rác, nhiều người hỏi chị Phương là “Sao bố mẹ nuôi 4 năm ăn học mà không làm công việc gì, phải thu dọn rác cho lãng phí không. Lúc đó tôi chỉ nghĩ nghề nào cũng là nghề, miễn sao mình làm bằng lương tâm và sức lực mình bỏ ra là được”.

Cuộc sống khó khăn trong phòng trọ 15m2

Tưởng như có thêm công việc sẽ giúp chị Phương kiếm thêm thu nhập, nhưng không. Năm 2020, dịch bệnh Covid-19 bùng phát khiến ngành du lịch bị ảnh hưởng nặng nề. Chồng chị là lái xe cho công ty du lịch nên cũng bị ảnh hưởng đáng kể.

Cả gia đình đều trông ngóng vào đồng lương của chị thì công ty Minh Quân lại nợ lương. Lúc đầu họ chỉ nợ 1 tháng nhưng sau đó là 2 tháng, 3 tháng. Chị tổ trưởng cũng động viên rồi đến Tết họ cũng trả thôi nhưng qua Tết công ty vẫn không trả.

Cuộc sống của nữ cử nhân Triết học làm công nhân dọn rác nuôi con tự kỷ: Lúc mới đi làm, những đứa con hay chê mẹ hôi lắm - Ảnh 7.

Căn phòng trọ rộng khoảng 15m2, nơi gia đình 4 người nhà chị Phương sinh sống, mỗi tháng tiền thuê hết 1,5 triệu

Không có tiền, năm vừa rồi cũng chẳng dám về quê ăn Tết. Hai năm nay tôi chưa về quê rồi. Rất may, chồng cũng hiểu, có năm chồng và các con về quê còn mình ở lại. Mùng 1 Tết phải đi dọn rác ngoài đường rồi về ăn Tết ở phòng trọ buồn lắm. Càng buồn hơn khi đây cũng là ngày giỗ bố đẻ”, chị Phương buồn bã nói.

Tết không dám về quê, thức ăn cũng chẳng có. Chị Phương kể, nhiều lúc phải nhặt đồ ăn thừa của người khác. “Đúng như câu nói làm ‘nghề gì thì ăn đồ đấy’ nhưng người dân cũng thương mình, đồ ăn họ bỏ đi họ vẫn để chỗ sạch sẽ cho mình. Kể cả quá hạn, họ vứt đi rồi nhưng mình vẫn còn cảm thấy ăn được nên mang về nhà để ăn. Đây không phải là hà tiện, với tôi khi đó cũng là sang rồi”.

Giờ đây, khi sang công ty môi trường mới, có mức thu nhập, trợ cấp tốt hơn, chị Phương vẫn dẫn con đi làm vì chồng lái xe đường dài ít khi được về nhà. “Lúc tôi làm thì các con chơi bên cạnh, khi đứa lớn về quê gửi bà nội thì chỉ còn mình đứa bé”.

Cuộc sống của nữ cử nhân Triết học làm công nhân dọn rác nuôi con tự kỷ: Lúc mới đi làm, những đứa con hay chê mẹ hôi lắm - Ảnh 8.

Cuộc sống của nữ cử nhân Triết học làm công nhân dọn rác nuôi con tự kỷ: Lúc mới đi làm, những đứa con hay chê mẹ hôi lắm - Ảnh 9.

Cuộc sống của nữ cử nhân Triết học làm công nhân dọn rác nuôi con tự kỷ: Lúc mới đi làm, những đứa con hay chê mẹ hôi lắm - Ảnh 10.

Hai đứa trẻ luôn theo mẹ đi làm

Cuộc sống của nữ cử nhân Triết học làm công nhân dọn rác nuôi con tự kỷ: Lúc mới đi làm, những đứa con hay chê mẹ hôi lắm - Ảnh 11.

Cuộc sống của nữ cử nhân Triết học làm công nhân dọn rác nuôi con tự kỷ: Lúc mới đi làm, những đứa con hay chê mẹ hôi lắm - Ảnh 12.

Cuộc sống của nữ cử nhân Triết học làm công nhân dọn rác nuôi con tự kỷ: Lúc mới đi làm, những đứa con hay chê mẹ hôi lắm - Ảnh 13.

Cuộc sống của nữ cử nhân Triết học làm công nhân dọn rác nuôi con tự kỷ: Lúc mới đi làm, những đứa con hay chê mẹ hôi lắm - Ảnh 14.

Mỗi khi làm việc xong, hai đứa lại sà vào lòng chị Phương

“Đa số, khi tôi chuẩn bị dậy đi làm thì các cháu tỉnh giấc nên buộc phải dẫn các cháu theo. Nếu các cháu vẫn ngủ thì mình sẽ mở hé cửa rồi các bác hàng xóm biết, sẽ mang mì tôm, mang khoai sang cho các cháu ăn và trông giúp”, chị Phương nói tiếp.

Chị Phương tâm sự: “Đó là những lúc khó khăn nhất, bản thân tôi đã vượt qua được rồi nên tôi mong rằng những người đang gặp khó khăn như tôi hãy cố gắng nghĩ tích cực lên và yêu cuộc sống này, đừng nghĩ theo hướng tiêu cực vì một ngày nào đó sẽ có người đứng ra giúp đỡ, động viên mình”.

Cuộc sống của nữ cử nhân Triết học làm công nhân dọn rác nuôi con tự kỷ: Lúc mới đi làm, những đứa con hay chê mẹ hôi lắm - Ảnh 15.

Tan làm, 3 mẹ con lại đi về nhà

Cuộc sống của nữ cử nhân Triết học làm công nhân dọn rác nuôi con tự kỷ: Lúc mới đi làm, những đứa con hay chê mẹ hôi lắm - Ảnh 16.

Lúc mới đi làm, những đứa con hay chê “mẹ hôi lắm” vì quần áo ảm mùi rác. Dù có chạnh lòng, buồn bã nhưng vì “miếng cơm manh áo” vất vả mấy chị cũng chịu

Cuộc sống của nữ cử nhân Triết học làm công nhân dọn rác nuôi con tự kỷ: Lúc mới đi làm, những đứa con hay chê mẹ hôi lắm - Ảnh 17.

Cuộc sống của nữ cử nhân Triết học làm công nhân dọn rác nuôi con tự kỷ: Lúc mới đi làm, những đứa con hay chê mẹ hôi lắm - Ảnh 18.

Đi làm về, chị Phương lại tự nấu cơm cho cả nhà

Cuộc sống của nữ cử nhân Triết học làm công nhân dọn rác nuôi con tự kỷ: Lúc mới đi làm, những đứa con hay chê mẹ hôi lắm - Ảnh 19.

Bữa cơm có cá của “hàng xóm cho” là sang trọng lắm rồi

Cuộc sống của nữ cử nhân Triết học làm công nhân dọn rác nuôi con tự kỷ: Lúc mới đi làm, những đứa con hay chê mẹ hôi lắm - Ảnh 20.

“Thằng bé thích ăn thịt gà, mình toàn phải nói dối cá là gà để con ăn cơm”, chị Phương nói