Từ vị trí bét lớp hồi tiểu học, Lê Nhật Hoàng (Hà Nội) trở thành thủ khoa chương trình tiên tiến kinh tế đối ngoại khóa 58, Trường Đại học Ngoại thương, top 3 đầu ra toàn khóa năm 2023.
Một điểm B trong 4 năm học
Lê Nhật Hoàng sinh ra ở Nghệ An. Thời tiểu học, em đứng gần như bét lớp. Nhà trường thường xuyên gọi bà ngoại lên gặp Ban giám hiệu vì cậu cháu trai quá nghịch ngợm, hay nói chuyện riêng.
Lên cấp 2, Hoàng bất ngờ đứng nhất lớp, thậm chí nhất trường. Cấp 3, Hoàng vào lớp chuyên Hóa, Trường THPT chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội.
Ở đại học, với điểm trung bình tốt nghiệp 3,98, Nhật Hoàng là tân thủ khoa chương trình tiên tiến kinh tế đối ngoại khóa 58, Trường Đại học Ngoại thương.
Hoàng chỉ kém nữ sinh thủ khoa toàn khóa của Trường Đại học Ngoại thương năm nay 0,01 điểm, được xếp top 3 toàn khóa.
Lê Nhật Hoàng, thủ khoa chương trình tiên tiến kinh tế đối ngoại khóa 58, Trường Đại học Ngoại thương (Ảnh: Mỹ Hà).
Trong 4 năm học ở Đại học Ngoại thương, Hoàng có duy nhất một điểm B (47/48 điểm A).
Vì điểm B này, khiến Hoàng có 1/7 kỳ không đạt học bổng khuyến khích học tập. Nhưng bù lại, điểm B giúp em nỗ lực đạt thủ khoa đầu ra của khoa, tiếp tục giành nhiều học bổng danh giá: Học bổng Lotte năm học 2021-2022 (dành cho top 10 sinh viên toàn trường); học bổng Vietcombank năm học 2022-2023 (dành cho top 20 sinh viên toàn trường)…
Ngoài một số thành tích tiêu biểu, Hoàng cũng vinh dự là đồng tác giả của bài báo đăng trên tạp chí quốc tế International Journal of Sustainable Agricultural Management and Informatics (Tạp chí quốc tế về quản lý nông nghiệp bền vững và tin học).
Trong buổi lễ tốt nghiệp tới đây, Hoàng sẽ đại diện cho hàng nghìn tân cử nhân bày tỏ sự tri ân tới các thầy cô, gia đình và bạn bè đã đồng hành suốt chặng đường vô cùng đáng nhớ mang tên “ngôi nhà Ngoại thương”.
Chia sẻ với phóng viên Dân trí, Hoàng nói rằng, đây là vinh dự rất lớn của em.
Mặc dù vậy, nam sinh khiêm tốn thừa nhận, mình không phải người giỏi nhất hay nghiên cứu khoa học xuất sắc nhất. Em tin rằng, bản thân mình đã có 4 năm đại học trải nghiệm vô cùng đáng giá.
Hoàng chia sẻ, khác với nhiều sinh viên, năm đầu tiên thường khởi đầu khá nhẹ nhàng nhưng với nam sinh này, năm nhất là khoảng thời gian khó khăn.
Lượng kiến thức đồ sộ của năm nhất, cộng với việc tham gia câu lạc bộ “nhà kinh doanh tương lai” của trường, đôi khi khiến em quá tải.
Sau khoảng thời gian chật vật với các môn đại cương và “dính” một điểm B đầu năm 2, Hoàng lên kế hoạch “phục thù”.
Nhật Hoàng quyết định bỏ bớt thời gian tham gia câu lạc bộ của trường, lập nhóm 6 bạn cùng tiến nên kết quả học tập bất ngờ vọt lên.
Từ học kỳ 2 năm thứ 2, Hoàng tiếp tục nhận học bổng học tập thường kỳ, liên tiếp được nhận học bổng dành cho top 10 và top 20 sinh viên toàn trường hai năm liền, cùng với nhiều thành tích khác.
Đi làm muộn vẫn là điều khiến Hoàng tiếc nuối (Ảnh: Mỹ Hà).
Đi làm muộn là điều tiếc nuối nhất
Được biết Hoàng sinh ra ở Nghệ An. Cấp tiểu học em sống với bà ngoại bởi bố mẹ đều tu nghiệp ở Nhật.
Năm Hoàng lớp 6, bố mẹ về nước, em theo gia đình định cư ở Hà Nội. “Thời gian đầu, mỗi khi cất lời, em đều bị bạn bè chế giễu vì chất giọng Nghệ An. Thậm chí em nói gì, nhiều người không hiểu”, Hoàng nhớ lại.
Từ đó em bắt đầu học tiếng Hà Nội, chú tâm học tập. Những năm cấp 2, Hoàng đứng nhất lớp, thậm chí nhất trường. Cậu bé cũng nhận giấy khen học sinh tiêu biểu cấp thành phố.
Lên cấp 3, Hoàng vào lớp chuyên Hóa, Trường THPT chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội.
Mẹ Hoàng mong muốn con vào Trường Đại học Dược để đúng chuyên ngành nhưng bố Hoàng lại thích con trai học Ngoại thương.
“Lúc đầu em rất băn khoăn, không biết nên đứng về phía ai. Học ngành khác, em sẽ bỏ môn Hóa mình đầu tư bao năm nhưng học dược, em không thích.
Cuối cùng em chọn Đại học Ngoại thương, bởi điều em cần không đơn thuần chỉ là kiến thức sách vở. Em muốn trải nghiệm thêm nhiều kỹ năng mềm, đó là thứ giúp các em thành công trong cuộc sống”, Nam tâm sự.
Nam sinh cho biết, vì sinh ra trong gia đình có bố mẹ đều là phó giáo sư, tiến sĩ, mặc dù bố mẹ không ép buộc con đạt thành tích lớn lao nhưng truyền thống khiến em vô hình áp lực.
Mặc dù vậy, em không ép mình học ngày cày đêm. Em vừa đi học, đi làm, tham gia câu lạc bộ, viết báo…, để trải nghiệm thêm về cuộc sống.
Lê Nhật Hoàng khi đang là sinh viên Trường Đại học Ngoại thương (Ảnh: NVCC).
Năm thứ 3, Hoàng vừa học, vừa làm thêm ở trường và cả doanh nghiệp bên ngoài.
Sau vài ba học kỳ, được gia đình cho phép giữ học bổng, cộng với lương làm thêm, giúp em “giắt lưng” cả trăm triệu đồng – mức thu nhập lý tưởng của một sinh viên trên ghế nhà trường.
Mặc dù vậy, khi hỏi điều tiếc nuối nhất là gì, Hoàng vẫn bảo rằng, “đi làm muộn vẫn là điều em tiếc nuối nhất”.
Chính điều này khiến nam sinh hạ quyết tâm phải tốt nghiệp, đi làm rồi mới tính chuyện học tiếp lên thạc sỹ hoặc cao hơn nữa.
Hoàng dự tính sau khi tốt nghiệp, em sẽ theo đuổi ngành phân tích kinh doanh. Một thời gian vững chãi, em mới làm thạc sĩ, tiến sĩ tại Anh hoặc Úc.
Nhận xét về cậu học trò, TS Trần Thu Trang, giảng viên bộ môn marketing và truyền thông, giáo viên chủ nhiệm, người hướng dẫn Hoàng ở học phần tốt nghiệp cho hay, em là một trong những sinh viên có thành tích học tập tốt nhất lớp, nhận được nhiều học bổng học tập.
Việc Hoàng chọn đề tài liên quan đến ứng dụng AI (trí tuệ nhân tạo) trong marketing để làm khóa luận khiến cô rất ấn tượng.
Trong quá trình hướng dẫn, Hoàng có khả năng tìm tòi nguồn thông tin, phân tích số liệu, điều mà hiếm sinh viên bình thường làm được.
News
Biết tin bồ của chồng mang b:::ầu tôi dù rất đau lòng nhưng tôi vẫn bình tĩnh chuyển khoản luôn 1 tỷ cho ả bồ cùng lời đề nghị s::ấm s::ét: “Có thai thì cứ yên tâm mà đ::ẻ, đứa trẻ này xem như tôi thuê cô đ::ẻ. Con của chồng tôi sẽ nuôi nhưng cô thì không có cửa thế chân tôi trong cái nhà này”…
Mất đi khả năng làm mẹ, tôi đau khổ suy sụp vô cùng. Cay đắng hơn, sang năm thứ 8 sau kết hôn, tôi lại phát hiện…
Bồ vừa thông báo có th:::ai chồng liền ly hôn luôn người vợ đầu gối tay ấ::p 3 năm để cưới ả bồ. Đêm tân hôn nhìn bụng cô dâu gã chồng mặt tái mét, càng h::ãi hù::ng hơn khi thấy tờ giấy A4 trên tay vợ mới…
Nghe tôi nói vậy, Huyền cũng chỉ sụt sùi quay đi, còn tôi chán chẳng buồn nói thêm điều gì. Suốt thời gian đó chúng tôi cãi…
Đầy tháng cháu ngoại, mẹ chồng cho 10 cây vàng nhưng cháu nội chỉ được bộ quần áo 75 ngàn đồng. Lúc bà ốm đi viện chồng tôi bắt vợ phải vào chăm mẹ chồng cả ngày lẫn đêm vì con gái bà còn bận cơm nước phục vụ cho nhà chồng đi làm. Tôi bảo thẳng: “Lúc có tiền bà cho đứa nào nhiều thì bà bảo đứa đó vào mà chăm”
Cá nhân tôi không phải bì tị gì cho con mình nhưng nhìn cách phân biệt đối xử của mẹ chồng với các cháu trong nhà mà…
LS ngân hàng hôm nay 8/11/2024: Dồn dập ngân hàng tăng lãi suất huy động, Big 4 cũng nằm trong số đó
LS ngân hàng hôm nay 8/11/2024: Dồn dập ngân hàng tăng lãi suất huy động, Big 4 cũng nằm trong số đó Lãi suất ngân hàng hôm…
Sinh con d::ị ::tật, mẹ chồng đay nghiến: “Nhà này không có cái gi::ống ấy”. Mẹ con tôi bị cả nhà chồng h::ắt h::ủi rồi đuổi đi. 8 năm sau mẹ chồng lại cuống cuồng đến nhận cháu, tôi cười nhạt: “Con cháu không phải giống nhà bác, bác đừng nhận vơ” khiến bà tái mặt, cứ::ng họ::ng…
Hàng ngày nhìn con dù dị tật bàn tay trái nhưng luôn khỏe mạnh, vui cười mà tôi thấy hạnh phúc. Yêu nhau được hơn năm, tôi…
Người thuộc 2 mệnh này tuyệt đối không trồng cây phát tài: Cố tình trồng tiền của chỉ có đội nón ra đi, 3 đời sau ngh::èo vẫn hoàn ngh::èo
Theo quan điểm phong thủy, cây phát tài được cho rằng phù hợp với cung mệnh này. Cây phát tài là cây gì? Cây phát tài là tên…
End of content
No more pages to load