Cứ ngỡ thanh sắt nhặt được là thứ vô dụng, ông cụ Trung Quốc đem “báu vật” này mài thành con dao làm bếp.
Năm 2015, một báo cáo về việc phá hủy cổ vật đã gây chấn động dư luận Trung Quốc, khiến giới “mê đồ cổ” phải xót xa và tiếc nuối.
Theo Sohu, câu chuyện này thực chất đã xảy ra vào 5 năm trước đó. Cụ thể vào năm 2010, có một ông cụ hơn 60 tuổi tên Dịch Thủ Tường ở thị trấn Cao Quang huyện Thành Khẩu, thành phố Trùng Khánh, trong lúc đang cuốc đất trên đồng thì đột nhiên nghe thấy tiếng kim loại va chạm vào nhau. Khi dừng công việc lại để kiểm tra, ông cụ này phát hiện có một thanh sắt gỉ nằm sâu dưới lớp đất mình đang vun xới.
Sau khi nhặt thanh sắt lên và phủi đi lớp bụi bám trên bề mặt, ông Dịch ngạc nhiên khi thấy thứ han gỉ trong tay trông giống như một thanh kiếm cổ nhưng không có chuôi. Nghĩ đồ vật này vẫn có thể tái chế sử dụng nên ông Dịch liền mang nó về nhà.
Ảnh minh họa: Sohu
Tin tức ông Dịch nhặt được thanh kiếm lạ nhanh chóng lan truyền khắp vùng. Dân làng biết chuyện cũng liền kéo đến nhà ông cụ để có thể tận mắt nhìn thấy “báu vật”. Vì thanh kiếm này hiện rõ dấu vết của thời gian, do đó nhiều người suy đoán rằng nó có thể là thanh kiếm báu của một cao thủ võ thuật nào đó trong lịch sử và khuyên ông Dịch nên đi kiểm định để xác định lai lịch.
Tuy nhiên ông cụ này lại chẳng mảy may quan tâm đến lời dân làng nói mà quên thanh kiếm đi. Mãi cho đến khi bị hàng xóm thúc giục nhiều lần, ông Dịch mới chịu mang nó đến viện bảo tàng để kiểm định.
Theo đánh giá sơ bộ của các chuyên gia, thanh kiếm cổ này là một di vật văn hóa từ thời nhà Thanh. Tuy nhiên vì đã quá cũ kỹ, một số chi tiết trên thanh kiếm này đã bị bào mòn nên các chuyên gia khó có thể xác định chính xác nguồn gốc và giá trị của nó. Dù vậy, họ cũng khuyên ông cụ nên giao di vật lịch sử này cho nhà nước để phục hồi nguyên bản và bảo tồn.
Về phía ông Dịch, vì là một lão nông không am hiểu gì về di vật lịch sử nên ông đã hiểu sai ý của chuyên gia, cho rằng thanh kiếm mình nhặt được là “vô giá trị” nên cũng không muốn bàn giao nó. Về đến nhà, ông cụ thấy nhà mình còn thiếu dao làm bếp nên quyết định biến thứ “vô dụng” này thành vật có giá trị hơn. Cứ thế, ông Dịch tìm một viên đá mài, cắt bỏ phần đầu kiếm rồi mài và đánh bóng nó thành một con dao nhỏ dùng để thái rau.
Đến lúc này, khi lớp gỉ bên ngoài được loại bỏ, những hoa văn và dòng chữ trên thân của thanh kiếm mới dần hiện ra. Tò mò vì những ký tự lạ, ông Dịch nhờ những người am hiểu văn tự cổ trong làng xem giúp thì phát hiện chữ trên thân kiếm là “Thanh Long Kiếm” – một thanh kiếm nổi tiếng thời nhà Thanh. Hóa ra, lai lịch của món đồ này thật không tầm thường.
Ảnh minh họa: Sohu
Đáng tiếc, do ông cụ này mài dũa quá tay nên chữ và hoa văn trên thanh kiếm đã bị hư hỏng khá nặng, mất đi vẻ đẹp nguyên bản của nó. Cứ thế, thanh kiếm báu qua tay ông Dịch trở thành con dao nhỏ làm bếp tầm thường.
5 năm sau đó, câu chuyện ông Dịch tìm thấy thanh kiếm báu rồi biến nó thành con dao làm bếp được lan truyền đi khắp nơi. Các chuyên gia biết chuyện tức tốc tìm đến nhà ông cụ nhưng đã quá muộn. Cái gọi là Thanh Long Kiếm lừng lẫy một thời này đã trở thành một con dao cũ kỹ bị vứt ở xó bếp. Khi nghe các chuyên gia xác nhận con dao nhỏ mình đang dùng được làm từ đồng đỏ có nguồn gốc từ thời nhà Thanh và có giá trị 1 triệu NDT ( hơn 3,3 tỷ đồng). Ông Dịch cũng chỉ còn biết thở dài ngán ngẩm: “Ai mà biết nó có giá trị như vậy chứ!”
Ảnh minh họa: Sohu
Tuy về giá trị thì Thanh kiếm cổ có thể khó sánh bằng những món cổ vật khác, nhưng nó vẫn là một di vật văn hóa vô cùng có giá trị với lịch sử và thời đại. Nếu được phát hiện kịp thời, có lẽ nó đang được trưng bày ở viện bảo tàng thay ở xó bếp. Quả thực, một báu vật có giá trị mà bị phá hủy như thế thực sự rất đáng tiếc.
Trên thực tế, đây không phải câu chuyện của riêng ai mà là của chung – những thế hệ sau của những nền lịch sử lâu đời. Mỗi quốc gia sau hàng nghìn năm thăng trầm lịch sử có lẽ vẫn sẽ còn rất nhiều cổ vật, di sản văn hóa trôi nổi chưa thể tìm thấy. Khi chúng ta vô tình phát hiện ra chúng nhưng không chắc chắn thì hãy báo cáo các chuyên gia, các cấp hay ban ngành liên quan để giúp xác định rõ nguồn gốc cho những món đồ đó. Có như vậy, chúng ta mới có thể lưu giữ và bảo tồn được giá trị của chứng tích văn hóa quý giá này.
News
Con không giống bố chồng nghi ngờ vợ ngoại tình đòi đi xét nghiệm ADN. Cầm kết quả anh hoài nghi vợ thô::ng đồ::ng với bác sĩ liền qu::át lớn: ‘Con tôi sao lại tóc xoăn?’. Vợ s::ợ h::ãi tới ng:;ất xỉ::u, đúng lúc này mẹ chồng lên tiếng một câu chấn động
Nhưng giờ anh lại phải đối mặt với sự thật mình không phải là con trai ruột của bố. Anh phải làm sao đây? Quý có vẻ…
Làm chính thất vẫn bị đ::á::nh gh::en, tôi cố gắng nín nhịn cho qua. Tôi bắt đầu tiết kiệm tiền rồi mua một căn hộ, nhờ mẹ đẻ đứng tên. Số còn lại cũng đưa cho bà đứng tên sổ tiết kiệm. Sau đó, tôi lấy tiền của chồng đưa rồi nói đầu tư kinh doanh. Khi đã chuẩn bị cho mình được tổng tài sản gần 20 chục tỉ tôi mới ra cú chốt hạ dành cho 2 kẻ kh::ốn n::ạn kia… Tầm này thì chồng chỉ còn là cái tên…
Ngay giờ phút này, tôi cảm thẫy rất thanh thản. Cuối cùng thì sau bao ngày tháng nhẫn nhịn chịu đựng, tôi đã có thể bắt chồng…
Ngọc Lan tiết l::ộ cuộc sống sau khi dừng đóng phim, tuyên bố 1 câu chấn động
Thời gian gần đây, diễn viên Ngọc Lan gây chú ý khi tuyên bố ngừng đóng phim để tập trung cho việc chăm sóc con trai. Tuyên…
Biết tin bồ của chồng mang b:::ầu tôi dù rất đau lòng nhưng tôi vẫn bình tĩnh chuyển khoản luôn 1 tỷ cho ả bồ cùng lời đề nghị s::ấm s::ét: “Có thai thì cứ yên tâm mà đ::ẻ, đứa trẻ này xem như tôi thuê cô đ::ẻ. Con của chồng tôi sẽ nuôi nhưng cô thì không có cửa thế chân tôi trong cái nhà này”…
Mất đi khả năng làm mẹ, tôi đau khổ suy sụp vô cùng. Cay đắng hơn, sang năm thứ 8 sau kết hôn, tôi lại phát hiện…
Bồ vừa thông báo có th:::ai chồng liền ly hôn luôn người vợ đầu gối tay ấ::p 3 năm để cưới ả bồ. Đêm tân hôn nhìn bụng cô dâu gã chồng mặt tái mét, càng h::ãi hù::ng hơn khi thấy tờ giấy A4 trên tay vợ mới…
Nghe tôi nói vậy, Huyền cũng chỉ sụt sùi quay đi, còn tôi chán chẳng buồn nói thêm điều gì. Suốt thời gian đó chúng tôi cãi…
Đầy tháng cháu ngoại, mẹ chồng cho 10 cây vàng nhưng cháu nội chỉ được bộ quần áo 75 ngàn đồng. Lúc bà ốm đi viện chồng tôi bắt vợ phải vào chăm mẹ chồng cả ngày lẫn đêm vì con gái bà còn bận cơm nước phục vụ cho nhà chồng đi làm. Tôi bảo thẳng: “Lúc có tiền bà cho đứa nào nhiều thì bà bảo đứa đó vào mà chăm”
Cá nhân tôi không phải bì tị gì cho con mình nhưng nhìn cách phân biệt đối xử của mẹ chồng với các cháu trong nhà mà…
End of content
No more pages to load