Bà nội qua đời, Chiến mất đi chỗ dựa cuối cùng ở tuổi 15. Vượt qua nghịch cảnh, chàng trai xứ Nghệ đã “viết” nên giấc mơ trong màu áo lính.
Còn 3 ngày nữa, binh nhất Lê Văn Chiến (Kho K680, Cục Quân khí, Tổng cục Kỹ thuật) sẽ rời đơn vị để nhập học vào Trường sỹ quan Chính trị quân đội. Với 28,75 điểm xét tuyển khối C (lịch sử 10 điểm, ngữ văn 9,25, địa lý 9,5 điểm), Lê Văn Chiến xếp thứ 2 của trường về điểm thi và đứng thứ 3 về điểm xét tuyển (cộng 1,17 điểm ưu tiên).
Hành trình chinh phục ước mơ của Chiến là một chặng đường dài nỗ lực vượt nghịch cảnh.
Tuổi thơ dữ dội
Một tuần trước, dịp nghỉ lễ Quốc khánh, Chiến từ đơn vị về quê, xã Ngọc Sơn, Thanh Chương, Nghệ An, thắp hương báo tin với ông bà – người đã thay bố mẹ yêu thương, chăm sóc và tiếp cho em động lực để vươn lên.
Chiến sỹ nghĩa vụ Lê Văn Chiến đạt 28,92 điểm xét tuyển vào Trường Sỹ quan Chính trị (Ảnh: nhân vật cung cấp).
Khi Chiến mới được 6 tháng tuổi thì bố mẹ chia tay. Sau cuộc hôn nhân chóng vánh và có lẽ cũng nhiều giông bão, họ để lại đứa con trai mới 6 tháng tuổi rồi rời đi. Trong ký ức của Chiến, hầu như không có bố mẹ và em cũng không muốn nhắc tới vết thương đã khắc sâu của mình.
Thương đứa cháu sớm phải chịu thiệt thòi, ông bà nội xin từng ly sữa, chắt nước cơm, cấy cày sớm hôm để nuôi Chiến. Dẫu ông bà đã cố gắng rất nhiều nhưng không phải bữa cơm nào cũng có thịt, có cá. Cuộc sống không đủ đầy như các bạn nên Chiến nhỏ thó, gầy gò nhưng bù lại cậu học rất giỏi. Ngoài giờ học, Chiến ra đồng bắt cua, bắt ốc phụ bà.
Trong cuộc trò chuyện, Chiến nhắc nhiều tới bà – người đã không nề hà bất cứ việc gì, kể cả khi già yếu, bệnh tật – chỉ mong đứa cháu tội nghiệp có thể học hành bằng bạn, bằng bè.
Năm 2021, không đậu vào trường khối quân sự, Chiến viết đơn tình nguyện nhập ngũ để rèn dũa bản thân (Ảnh: nhân vật cung cấp).
Bởi vậy, khi ông rồi bà lần lượt qua đời, Chiến mất đi chỗ dựa duy nhất ở tuổi 15. Thêm một lần côi cút, Chiến không nghĩ mình có thể học xong chương trình phổ thông.
“May mắn em được thầy cô, nhà trường hỗ trợ, được bạn bè động viên rất nhiều. Có những lúc em tưởng mình phải bỏ học giữa chừng thì lời trăng trối “gắng học hết lớp 12″ của bà văng vẳng bên tai…”, Chiến tâm sự về động lực vượt nghịch cảnh của mình.
Tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, Chiến đăng ký xét tuyển vào trường khối quân sự. Lúc đó, trong suy nghĩ của Chiến chỉ đơn giản là học trường quân sự thì không mất học phí, lại không phải lo việc làm sau này. Với 27,5 điểm ở tổ hợp văn, sử, địa, Chiến thiếu 1 điểm so với điểm chuẩn đầu vào của trường em đăng ký.
Giấc mơ màu áo lính
Có giấy gọi nhập học vào 2 trường đại học khác nhưng Chiến quyết định nhập ngũ. “Thực ra thời điểm đó em chưa có giấy gọi nhập ngũ. Em viết đơn tình nguyện thực hiện nghĩa vụ quân sự, vừa để rèn luyện bản thân, vừa ôn thi lại. Quy định về cộng điểm ưu tiên đối với chiến sỹ nghĩa vụ thi vào trường quân sự lúc đó là 2,5 điểm, như vậy cơ hội vào trường cũng rộng mở hơn”, Chiến chia sẻ.
Chiến cùng đồng đội thực hiện nhiệm vụ tuần tra bảo vệ tại đơn vị (Ảnh: nhân vật cung cấp).
Hoàn thành thời gian huấn luyện tân binh, Chiến được phân công về đại đội vệ binh Kho K680, Cục Quân khí, Tổng cục Kỹ thuật (đóng tại Hà Nội).
Những ngày tháng trong quân ngũ giúp Chiến định hình cụ thể hơn cho tương lai của mình. Chàng thanh niên này nhận ra, môi trường quân ngũ là nơi tôi luyện, rèn dũa bản thân. Cũng ở môi trường này, Chiến nhận rõ hơn trách nhiệm của người trẻ trong tiếp bước truyền thống anh hùng vẻ vang của quân đội nhân dân, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Quyết tâm thi vào khối quân sự, Chiến dành thời gian để củng cố kiến thức. Đủ thời gian phục vụ trong quân ngũ 1 năm, Chiến đăng ký tham gia kỳ thi tốt nghiệp quốc gia, lấy điểm xét tuyển vào Trường Sỹ quan Chính trị.
Với quyết tâm, nỗ lực không mệt mỏi, Chiến hiện thực hóa ước mơ được phục vụ lâu dài trong quân ngũ (Ảnh: nhân vật cung cấp).
Biết ước mơ và quyết tâm của Chiến, chỉ huy đơn vị, đồng chí, đồng đội luôn tạo điều kiện tốt nhất để em ôn thi. Sau thời gian thực hiện nhiệm vụ, Chiến dành thời gian để ôn luyện, củng cố kiến thức. Tối đến, được chỉ huy cho phép, Chiến ôm sách vở đến hội trường chong đèn ngồi học.
“Ngoài ôn luyện kỹ kiến thức trong sách giáo khoa, em tìm kiếm thêm tài liệu trên mạng Internet. Thời gian gần thi, em đăng ký thêm lớp ôn thi online, dành thời gian để luyện đề”, Chiến chia sẻ.
Trong bộ quân phục, với sự cổ vũ của chỉ huy đơn vị và các đồng chí, đồng đội, Chiến bước vào phòng thi với quyết tâm cao nhất để chinh phục ước mơ. Dù khá tự tin vào kết quả bài làm của mình thế nhưng khi biết mình “chắc một suất” vào Trường Sỹ quan chính trị, chàng thanh niên vỡ òa niềm vui.
“Em thực sự rất vui với kết quả này. Em muốn nói với bà rằng đứa cháu nội đã không bỏ học giữa chừng mà đã chạm tay vào ước mơ, tiếp tục rèn dũa trong màu áo lính”, Chiến tâm sự.
News
Con không giống bố chồng nghi ngờ vợ ngoại tình đòi đi xét nghiệm ADN. Cầm kết quả anh hoài nghi vợ thô::ng đồ::ng với bác sĩ liền qu::át lớn: ‘Con tôi sao lại tóc xoăn?’. Vợ s::ợ h::ãi tới ng:;ất xỉ::u, đúng lúc này mẹ chồng lên tiếng một câu chấn động
Nhưng giờ anh lại phải đối mặt với sự thật mình không phải là con trai ruột của bố. Anh phải làm sao đây? Quý có vẻ…
Làm chính thất vẫn bị đ::á::nh gh::en, tôi cố gắng nín nhịn cho qua. Tôi bắt đầu tiết kiệm tiền rồi mua một căn hộ, nhờ mẹ đẻ đứng tên. Số còn lại cũng đưa cho bà đứng tên sổ tiết kiệm. Sau đó, tôi lấy tiền của chồng đưa rồi nói đầu tư kinh doanh. Khi đã chuẩn bị cho mình được tổng tài sản gần 20 chục tỉ tôi mới ra cú chốt hạ dành cho 2 kẻ kh::ốn n::ạn kia… Tầm này thì chồng chỉ còn là cái tên…
Ngay giờ phút này, tôi cảm thẫy rất thanh thản. Cuối cùng thì sau bao ngày tháng nhẫn nhịn chịu đựng, tôi đã có thể bắt chồng…
Ngọc Lan tiết l::ộ cuộc sống sau khi dừng đóng phim, tuyên bố 1 câu chấn động
Thời gian gần đây, diễn viên Ngọc Lan gây chú ý khi tuyên bố ngừng đóng phim để tập trung cho việc chăm sóc con trai. Tuyên…
Biết tin bồ của chồng mang b:::ầu tôi dù rất đau lòng nhưng tôi vẫn bình tĩnh chuyển khoản luôn 1 tỷ cho ả bồ cùng lời đề nghị s::ấm s::ét: “Có thai thì cứ yên tâm mà đ::ẻ, đứa trẻ này xem như tôi thuê cô đ::ẻ. Con của chồng tôi sẽ nuôi nhưng cô thì không có cửa thế chân tôi trong cái nhà này”…
Mất đi khả năng làm mẹ, tôi đau khổ suy sụp vô cùng. Cay đắng hơn, sang năm thứ 8 sau kết hôn, tôi lại phát hiện…
Bồ vừa thông báo có th:::ai chồng liền ly hôn luôn người vợ đầu gối tay ấ::p 3 năm để cưới ả bồ. Đêm tân hôn nhìn bụng cô dâu gã chồng mặt tái mét, càng h::ãi hù::ng hơn khi thấy tờ giấy A4 trên tay vợ mới…
Nghe tôi nói vậy, Huyền cũng chỉ sụt sùi quay đi, còn tôi chán chẳng buồn nói thêm điều gì. Suốt thời gian đó chúng tôi cãi…
Đầy tháng cháu ngoại, mẹ chồng cho 10 cây vàng nhưng cháu nội chỉ được bộ quần áo 75 ngàn đồng. Lúc bà ốm đi viện chồng tôi bắt vợ phải vào chăm mẹ chồng cả ngày lẫn đêm vì con gái bà còn bận cơm nước phục vụ cho nhà chồng đi làm. Tôi bảo thẳng: “Lúc có tiền bà cho đứa nào nhiều thì bà bảo đứa đó vào mà chăm”
Cá nhân tôi không phải bì tị gì cho con mình nhưng nhìn cách phân biệt đối xử của mẹ chồng với các cháu trong nhà mà…
End of content
No more pages to load