Trong lúc sơ chế con vịt, anh nông dân bất ngờ tìm thấy một cục đá lạ bên trong. Không ngờ viên đá này được chuyên gia định giá lên tới hơn 300 tỷ đồng.
Trần Bính An là một nông dân ở Hồ Nam, Trung Quốc. Một ngày năm 1984, gia đình em gái vợ đến chơi nên Bính An quyết định mời nhà em vợ ở lại dùng bữa.
Để chuẩn bị tiệc đãi khách, Bính An ra chuồng vịt nhặt ít trứng để nấu. Nào ngờ, anh phát hiện ra một con vịt tự dưng lăn ra chết nên quyết định đem nó về làm thịt.
Ảnh minh họa.
Trong lúc lấy nội tạng con vịt ra rửa, Bính An tìm thấy một cục đá bên trong. Viên đá nhìn khá giống với một viên thủy tinh.
Thấy lạ, Bính An liền đem chuyện này kể với vợ. Nhưng vợ Bính An không mấy quan tâm. Dù vậy, Bính An thấy viên đá này rất đẹp nên đã lén bỏ nó vào túi áo.
Một ngày nọ, lúc rảnh rỗi, anh lại lấy viên đá ra nghiên cứu. Anh cảm thấy viên đá có kết cấu rất rõ ràng, trông không giống bình thường.
Lúc này, Bính An chợt nhớ ra, trước đây từng nhìn thấy một bức ảnh có viên đá thủy tinh tương tự trên một tờ báo. Anh ta nhanh chóng tìm lại nó và tiến hành so sánh. Quả thực, hai viên đá có nhiều phần rất giống nhau.
Nghi ngờ viên đá trong bụng vịt là đá quý, Bính An quyết định lên thành phố tìm chuyên gia thẩm định. Vị chuyên gia sau khi đánh giá cẩn thận đã xác nhận rằng viên đá mà Bính An tìm thấy là một viên kim cương. Hơn nữa đây còn là viên kim cương cao cấp bởi nó có độ sạch tuyệt đối, không có tạp chất bên trong hay tỳ vết gì ở bên ngoài. Vì thế, dựa theo nước của viên kim cương thì nó ở thang điểm D.
Kim cương được chia ra làm hai nhóm: kim cương có màu và kim cương không màu. Trên thực tế, rất hiếm gặp một viên kim cương mà không có màu sắc. Màu sắc tự nhiên của kim cương thường là màu vàng, màu nâu hoặc màu xám. Nhờ đó, bảng màu kim cương bắt đầu xuất hiện.
Theo tiêu chí của Viện Ngọc học Hoa Kỳ, nước của kim cương hay độ sạch của kim cương được xếp hạng theo các thang điểm từ D đến Z (Với D là gần như không màu và Z là vàng sẫm hoặc nâu nhạt). Những cấp độ liền kề của kim cương thường khó có thể phân biệt nhau bằng mắt thường.
Kim cương nước D có chất lượng cao nhất. (Ảnh: Sohu)
Nước D là phân cấp màu đẹp nhất và có chất lượng cao nhất. Độ trong suốt về màu sắc ở kim cương nước màu D rất hoàn hảo. Giá trị của kim cương nước D không bao giờ giảm; mà ngược lại nó còn ngày càng có giá trị cao hơn. Cũng theo Viện Ngọc học Hoa Kỳ, kim cương nước D là đẹp nhất và quý hiếm nhất.
Viên kim cương nước D nặng tới nặng 158,786 carat của Bính An được định giá lên tới gần 90 triệu NDT (hơn 300 tỷ đồng).
Thực tế, trường hợp đổi đời nhờ vô tình nhặt được kim cương không phải hiếm.
Năm 2022, một cặp vợ chồng ở bắc California, Mỹ, đã vô tình nhặt được viên kim cương màu vàng với trọng lượng 4,38 carat khi tới thăm công viên ở Arkansas. Cũng nhờ vận may này, cuộc đời của họ đã “sang trang”.
Đó là câu chuyện của cặp vợ chồng Noreen và Michael Wredberg. Họ cùng nhau tới tham quan công viên tiểu bang Crater of Diamonds ở bang Arkansas với mục đích giải trí và thăm thú. Trước chuyến đi, cả hai chưa từng hi vọng sẽ nhặt được viên đá quý nào tại đây. Nhưng không ngờ, chỉ sau vài lần đi dạo, bà Noreen vô tình nhìn thấy một viên đá sáng màu nhìn lạ mắt. Bà đã nhặt lên và giữ lại vì nghĩ rằng có thể món vật này mang giá trị nhất định.
Sau đó, cả hai mang tới Trung tâm khám phá kim cương của công viên để định dạng. Viên đá được các nhân viên giám định kiểm tra. Kết quả khiến cả hai đều bất ngờ. Họ đã sở hữu một viên kim cương màu vàng với kích thước khổng lồ.
“Đây là viên kim cương có hình dạng và màu sắc tuyệt đẹp. Nó có trọng lượng hơn 4 carat, kích thước bằng hạt thạch, có hình quả lê và màu vàng chanh. Đây đúng là viên có màu sắc cũng như hình dáng hoàn hảo”, ông Caleb Howell, Giám đốc Công viên cho biết.
Người đại diện của công viên cho biết, trước đó, trời mưa suốt nhiều ngày liền. Có thể đó là điều kiện thời tiết thuận lợi giúp viên đá quý lộ lên trên bề mặt sau lớp bùn dày.