×

Thủ khoa đi c:ướp ngân hàng được 350 triệu, khi bị b:ắt mới chỉ tiêu 350 ngàn, lý do vô cùng đ:au l:òng

Thủ khoa nghèo “trong truyền thuyết”

Lê Lực sinh năm 1987 ở huyện vùng núi tỉnh Giang Tây, Trung Quốc trong một gia đình nghèo. Gia đình anh chỉ có căn nhà gỗ xập xệ, hai mẫu đất, nợ nần chồng chất, không có đồ đạc tươm tất nhưng những bức tường lốm đốm trong nhà lại dán đầy giấy khen của Lê Lực. Lê Lực từ nhỏ đã học giỏi, về cơ bản lần nào anh ấy cũng là người đứng đầu lớp.

Vì gia đình nghèo nên Lê Lực luôn rất hiểu chuyện, lúc nào cũng tiết kiệm. Các giáo viên của anh đôi khi vì thương học trò mà cho anh tiền tiêu vặt nhưng anh đều từ chối. Giống như nhân vật chính trong mọi câu chuyện về học sinh nghèo, Lê Lực chăm chỉ học tập trong môi trường khó khăn và muốn thay đổi vận mệnh của mình thông qua việc học. Anh cũng không phụ lòng mong đợi của cha mẹ, khi mới 16 tuổi đã trúng tuyển vào chuyên ngành Tự động hóa của Đại học Khoa học và Công nghệ Bắc Kinh với số điểm xuất sắc 554, trở thành thủ khoa kỳ thi tuyển sinh đại học địa phương.

Thủ khoa đại học đi cướp ngân hàng được 350 triệu, khi bị bắt mới chỉ tiêu 350 ngàn, lý do vô cùng đau lòng - Ảnh 1.

Lê Lực

Thế nhưng đại học không phải là khởi đầu tươi sáng đối với Lê Lực. Anh nhỏ hơn các bạn cùng lớp xung quanh một hoặc hai tuổi, luôn có chút ngại ngùng trong giao tiếp, khó tránh khỏi cảm giác cô đơn.

Trong quá trình học tập trước đây, Lê Lực chưa bao giờ thấy việc học là khó khăn. Nhưng toán học và vật lý cao cấp ở trường đại học khó đến mức anh gặp áp lực lớn. Thêm vào đó, đối với những gia đình bình thường, việc cho con đi học đại học không phải là điều khó khăn nhưng đó lại là gánh nặng rất lớn đối với gia đình Lê Lực. Để giảm bớt gánh nặng cho gia đình, chàng thủ khoa phải vừa đi học vừa làm việc bán thời gian, thậm chí còn chểnh mảng việc học để kiếm tiền.

Học năm hai, mọi người trong ký túc xá đều có điện thoại di động và máy tính, nhưng Lê Lực không có gì. Tuy không nói ra nhưng trong lòng anh luôn cảm thấy vô cùng thất vọng và tủi thân. Anh ngày càng thích ở một mình, tránh xa thế giới.

Vào năm cuối, Lê Lực vẫn đi làm và đi học. Anh làm việc trong một công ty sửa máy tính, vô cùng vất vả để nhận mức lương 1.000 NDT (khoảng 3,5 triệu đồng) một tháng. Vì khó cân bằng giữa việc đi làm và đi học nên Lê Lực đã trượt nhiều môn vào năm cuối và không hoàn thành đồ án tốt nghiệp, nhà trường không thể cho phép anh tốt nghiệp đúng hạn.

Lê Lực sau đó tiếp tục sự nghiệp đại học của mình. Đến năm thứ 6, hạn cuối để tốt nghiệp, Lê Lực vẫn trốn học, làm việc bán thời gian, dạy kèm và chơi game. Cuối cùng, anh bị bắt quả tang gian lận trong thi cử. Lúc này, anh nói với gia đình rằng anh đang làm việc trong một công ty máy tính ở Bắc Kinh và có mức lương hàng tháng vài nghìn NDT.

Chưa hết, Lê Lực còn gặp một cú sốc cuộc đời khác là cô gái anh yêu thầm từ năm cấp 2 đính hôn. Tiếp tục, anh bị đuổi học, cuộc đời lao xuống dốc thảm hại và gần như phát điên.

Từ thủ khoa đến cướp ngân hàng

Lê Lực giống như rơi vào vực thẳm tối tăm, không có chút ánh sáng hay hy vọng nào. Anh đã nghĩ đến việc tự tử, rồi chợt nhớ ra nhà mình vẫn đang nợ chồng chất. Anh quyết định liều mạng đi cướp ngân hàng để lấy một ít tiền trả nợ cho bố mẹ trước rồi mới quyên sinh. Trước khi lên kế hoạch cướp ngân hàng, Lê Lực còn để lại thư tuyệt mệnh, trong đó viết rằng mình bị trầm cảm nặng được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan B, cuộc sống đối với anh rất khó khăn.

Trưa ngày 12/7/2009, Lê Lực cầm dao gọt trái cây bắt hai người làm con tin tại Ngân hàng Trung Quốc chi nhánh phía nam Đại học Khoa học và Công nghệ Bắc Kinh, đe dọa nhân viên ngân hàng đưa cho anh 100.000 NDT (khoảng 350 triệu đồng). Sau đó anh giấu tiền trong bụi cây rồi bỏ chạy. 5 giờ sau Lê Lực bị cảnh sát bắt tại một siêu thị. Khi bị bắt, anh chỉ mới tiêu hơn 100 NDT (tức 350 ngàn đồng). Lý do là vì anh định để dành toàn bộ số tiền để trả nợ cho bố mẹ, vốn không hề định tiêu gì cho mình.

Câu chuyện của Lê Lực rất đau buồn và khiến người xung quanh bàng hoàng. Cuối cùng anh bị kết án 10 năm tù. Trong thời gian chấp hành án trong tù, anh có thái độ cải tạo tốt, chịu khó học tập, lao động nên được giảm 2 năm 8 tháng.

Thủ khoa đại học đi cướp ngân hàng được 350 triệu, khi bị bắt mới chỉ tiêu 350 ngàn, lý do vô cùng đau lòng - Ảnh 2.

Lê Lực trước tòa

Năm 2017, sau khi ra tù, Lê Lực trở lại trường trung học ở quê nhà để học và một lần nữa thi tuyển sinh đại học. Điểm kiểm tra đầu tiên của anh sau khi nhập học chỉ thuộc hạng trung, nhưng chỉ 100 ngày sau, trong kỳ thi tuyển sinh đại học, anh đạt điểm cao 598 và được nhận vào Đại học Giao thông Tây An.

Chúng ta khó có thể liên tưởng một người thủ khoa đầy ý chí với một tên tội phạm cướp ngân hàng, nhưng trái tim của Lê Lực quá phức tạp và anh đã phải chịu đựng quá nhiều. Sau tất cả những gì Lê Lực đã trải qua, anh đã làm lại được cuộc đời. Vẫn còn một chặng đường dài phía trước nhưng mọi người tin rằng anh ấy có thể tiến về phía trước với niềm tin vững chắc. Đau khổ là điều không thể tránh khỏi, trong cuộc sống sẽ có lúc chúng ta mất hy vọng và rơi xuống vực thẳm. Nhưng chỉ cần không chạm tới đáy thì nhất định chúng ta sẽ có thể trèo lên trở lại. Suy cho cùng, số phận của bạn vẫn nằm trong tay bạn.

Related Posts

Từ tháng 2/2025: Bảo hiểm xe máy quá hạn 1 ngày cũng bị phạt nặng, người dân nắm cho rõ

Nhiều người dân quan tâm, khi tham gia giao thông dùng Bảo hiểm xe máy mà quá hạn chỉ một ngày thì có bị phạt hay không?Có…

Cách chọn bưởi diễn ngon cho ngày Tết

Bưởi Diễn từ lâu đã trở thành loại trái cây được yêu thích và xuất hiện phổ biến trên mâm ngũ quả ngày Tết của người Việt….

Bảo quan khoai tây theo cách này cả tháng vẫn không bị khô, như vừa nhổ lên từ đất

Tiến sĩ Erin Carter, bác sĩ chuyên khoa thấp khớp kiêm blogger nổi tiếng, đã chia sẻ một mẹo bảo quản thực phẩm đơn giản giúp khoai…

Túi hút ẩm tưởng độc hại nhiều nhà thường vứt đi, ai ngờ lại có 8 công dụng thần kỳ

Làm khô điện thoạiTrong thời đại công nghệ ngày nay, điện thoại đã trở thành một vật dụng không thể thiếu. Tuy nhiên, không hiếm khi chúng…

Trồng cây sung có nhiều tác dụng, đặc biệt trồng trước nhà, con cháu đời đời phú quý: Người mệnh nào hợp trồng cây sung nhất?

Cây sung là một loại cây thuộc họ dâu tằm, có tên khoa học là Ficus racemosa. Cây này thường được trồng để làm cảnh, tạo bóng…

Vì sao các đầu bếp lâu năm thường bỏ đá lạnh vào nồi nước hầm xương? Hoá ra lại có công dụng tuyệt vời

Vì sao các đầu bếp lâu năm thường bỏ đá lạnh vào nồi nước hầm xương?Có rất nhiều mẹo hay từ đá lạnh được nhiều người áp…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *