Bằng nghị lực phi thường vượt lên số phận, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký đã truyền lửa cho biết bao thế hệ học sinh.
Năm lên 4 tuổi, cậu bé Nguyễn Ngọc Ký gặp cơn bạo bệnh và bị liệt cả hai tay. Bản thân ông và gia đình đều rất buồn và xót xa. Tuy vậy, Nguyễn Ngọc Ký vẫn nuôi ước mơ được đi học như chúng bạn cùng trang lứa.
Năm lên 7 tuổi, cậu bé Ký lân la đến trường, đứng ngoài nghe cô giáo giảng bài, xem các bạn học. Về nhà, cậu bắt đầu hì hụi tập viết bằng… chân. Thời gian đầu việc tập viết với Ký quả như cực hình. Dần dần Ký viết được chữ O, chữ V… Không những thế, Ký còn vẽ được hình bằng thước và com-pa, làm được lồng chim để chơi… Nhờ sự cố gắng tuyệt vời đó, cậu đã được đi học và học rất giỏi.
Trong hai năm liên tiếp (1962 – 1963), Nguyễn Ngọc Ký vinh dự được Bác Hồ hai lần tặng thưởng huy hiệu. Không những vậy, cậu còn luôn là học sinh giỏi ở cấp I, cấp II, cấp III.
Bước vào cấp 3, cậu bị hút hồn bởi nhân vật Paven Coocsaghin trong tác phẩm Thép đã tôi thế đấy, hiện thân của tác giả Nikolai A.Ostrovsky, nên đã chuyển mộng từ Toán qua văn chương.
Năm 1966, Nguyễn Ngọc Ký nhận được giấy báo nhập học ngành Ngữ Văn của trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Trong 4 năm học đại học, dù bệnh tật luôn đe dọa tính mạng song Nguyễn Ngọc Ký vẫn miệt mài đèn sách.
Năm 1970, ông bảo vệ thành công Luận văn Tốt nghiệp và cho ra đời tập truyện ký viết bằng chân đầu tiên với nhan đề : “Những năm tháng không quên” (sau đó là “Tôi đi học”, “Tôi học đại học” tái bản nhiều lần).
Tốt nghiệp Đại học ngành Ngữ Văn, Nguyễn Ngọc Ký đã nghe theo lời khuyên của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng về Hải Hậu, Nam Định (quê ông) làm thầy giáo để “dạy các em phấn đấu vượt mọi trở ngại, khó khăn, góp phần thống nhất nước nhà”.
Để có thể giảng bài với đôi tay tật nguyền, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký đã suy nghĩ, tìm tòi nhiều phương pháp, cách thức dạy học. Ông đã nghĩ ra phương pháp dạy học rất sáng tạo, hiệu quả.
Ông tự thiết kế các mô hình, dàn bài trên bìa một tờ giấy cứng, bên ngoài có một tờ giấy trắng che lại. Giảng đến đâu, ông dùng chân kéo tờ giấy che ở bên ngoài xuống, thế là những con chữ xuất hiện. Cùng với đó là giọng giảng sinh động, truyền cảm, ông đã thuyết phục được học sinh.
Không những thế, trong bất cứ bài học nào, ông cũng nghĩ ra những câu đố bằng thơ rất độc đáo. Cứ thế, người thầy tật nguyền nhưng sáng ngời ý chí và nghị lực ấy đã truyền lửa cho biết bao thế hệ học sinh.
Trong lần về thăm huyện Hải Hậu, Nam Định, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký là đại diện cho sự phấn đấu phi thường và kỳ diệu, là tấm gương sáng cho các bạn trẻ hôm nay, nhất là những người khuyết tật noi theo”.
Ngày 20/11/1992, ông được vinh dự nhận danh hiệu Nhà giáo ưu tú.
Năm 1993, sau khi vào Thành phố Hồ Chí Minh chữa bệnh, sức khỏe của ông suy giảm nghiêm trọng.
Từ năm 1994, ông chuyển vào sống tại quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh. Từ đó đến năm 2005, ông được phân công nhiệm vụ dự giờ bài giảng của giáo viên cấp 2, chép lại, tổng hợp, rút kinh nghiệm, rồi đóng góp ý kiến.
Thầy còn đi giao lưu khắp nơi, khắp các vùng, miền trong cả nước. Từ trường tiểu học đến trường đại học, các bạn đều rất thích được thầy tiếp xúc, trò chuyện, trao đổi về nhân sinh và cuộc sống.
Năm 2005, Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam đã tặng ông danh hiệu: “Người thầy đầu tiên của Việt Nam dùng chân để viết”. Ngoài ra, cuộc đời và quá trình luyện viết của ông đã được Bộ GD&ĐT Việt Nam cho vào những trang sách giáo khoa như một cách để động viên và tiếp cho các thế hệ học sinh về ý chí vươn lên trong học tập. Ông cũng được mời đi giao lưu, giáo dục lẽ sống và bồi dưỡng lòng ham học cho nhiều thế hệ trẻ trong cả nước.
Ngoài 60 tuổi, thầy Ký vẫn làm công tác tư vấn tâm lý và giáo dục cho giới trẻ qua tổng đài 1080, vẫn miệt mài ngồi bên máy vi tính gõ những câu đố, những vần thơ… Ông đã được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam.
Tâm sự về nghề nghiệp, thầy Ký nói: “Nhờ nghề giáo mà tôi thực hiện được những ước mơ, hoài bão của mình, tham gia đóng góp được nhiều cho xã hội”.
Cuộc đời thầy giáo Ký đã được ghi lại trong 3 cuốn hồi ký nổi tiếng: Tôi đi học (1970), Tôi học đại học (2013) và Tâm huyết trao đời (2017). Ông đã xuất bản hơn 30 đầu sách, ấn hành và tái bản nhiều lần cuốn tự truyện đầu tiên Tôi đi học.
Thầy Ký cũng đã sáng tác 1.500 câu thơ đố, bài thơ đố in thành 16 tập. Cùng với đó là xuất bản sách chuyên đề Giáo dục với những vấn đề tâm huyết cho nền giáo dục nước nhà.
Theo thông tin từ gia đình, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký từ trần tại nhà riêng, sau hơn 29 năm chiến đấu với bệnh suy thận. Tang lễ của ông được tổ chức ở nhà riêng tại phường Phước Long B, thành phố Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh từ 8h sáng nay (28/9/2022).
News
Từ 11/2024: Sang tên xe chính chủ không cần chủ cũ, chỉ cần mang đúng 1 loại giấy tờ này, thủ tục cực đơn giản mà không tốn tiền
Nhiều người mua xe cũ đi làm thủ tục sang tên xe chính chủ để được cấp biển số định danh nhưng phải mang hồ sơ về…
Tin vui: Nhà tạm, nhà trong quy hoạch chính thức được cấp sổ đỏ
Việc cấp sổ đỏ cho nhà tạm, nhà trong quy hoạch treo đang làm nức lòng người dân tại TP.Thủ Đức cũng như tạo nên kỳ vọng…
Từ 1/2025: Người có bằng A1 không được phép lái SH, bằng B1 bị cấm lái ô tô?
Bằng B1 bị cấm lái ô tô, bằng lái xe A1 không được phép lái xe Honda SH,… là những thông tin gây chú ý trong dự…
Tin vui cho người 60t không có lương hưu từ 1.7.2025
Công dân Việt Nam 60 tuổi trở lên không có lương hưu có số lượng khá nhiều, vậy 60 tuổi không có lương hưu được hưởng chính…
Mất bằng lái gốc, khi bị cảnh sát giao thông kiểm tra dùng GPLX trên VNiID có được chấp nhận không? Người dân cần biết để không mất tiền oan
Hiện nay, rất nhiều thông tin cá nhân được tích hợp trên ứng dụng VneID. Liệu trường hợp mất bằng lái gốc, tài xế có được phép…
Kể từ nay trở đi, những trường hợp này sẽ bị thu hồi Giấy phép lái xe, càng cố tình giữ lại lại càng bị phạt nặng
Theo quy định những trường hợp này bị thu hồi giấy đăng ký xe và biển số xe, ai cũng nên thực hiện sớm. Giấy đăng ký…
End of content
No more pages to load