×

Căn cước điện tử sẽ cấp cho người dân từ 2024 là gì? Có b/ắt buộ/c ai cũng phải dùng không?

Theo Luật Căn cước, từ tháng 7/2024, mỗi công dân Việt Nam sẽ được cấp một căn cước điện tử.

5 ngành nghề vàng dành cho nữ giới: Dễ xin việc, nhiều cơ hội thăng tiến

6 đối tượng bắt buộc phải đi đổi lại Giấy đăng ký xe máy ngay, cố dùng sẽ bị CSGT phạt nặng

Có 1 trường hợp này bị thu CCCD vĩnh viễn, người dân nên biết kẻo thiệt thòi

Quốc hội chính thức thông qua Luật Căn cước

Sáng 27-11, với 431/468 đại biểu tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Căn cước gồm 7 chương, 46 Điều, có hiệu lực từ ngày 1-7-2024.

Trước đó, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới đã trình bày báo cáo Giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự luật.

Về tên gọi dự luật và tên thẻ căn cước, theo báo cáo của UBTV Quốc hội, có ý kiến cho rằng, trong thời gian vừa qua đã có nhiều thay đổi về hình thức, nội dung và tên gọi của thẻ căn cước, vì vậy, đề nghị cân nhắc về tên gọi của Luật; đề nghị không đổi tên Luật và tên thẻ thành thẻ căn cước.

Đối với ý kiến của đại biểu, UBTVQH cho biết việc sử dụng tên gọi Luật căn cước thể hiện rõ tính khoa học, vừa bao quát được phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của Luật, vừa phù hợp với xu hướng quản lý xã hội số.
cccd1
Với việc tích hợp đầy đủ thông tin một cách khoa học trong thẻ căn cước cùng với hình thức, phương thức quản lý số bảo đảm tính đại chúng, thì việc đổi tên thành thẻ căn cước sẽ giúp cho công tác quản lý nhà nước có tính khoa học hơn, phục vụ công cuộc chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số của Chính phủ; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cho người dân trong tham gia các hoạt động xã hội cũng như giao dịch về hành chính, dân sự ngày càng tiện lợi.

Nội dung này Đảng đoàn Quốc hội cũng đã xin ý kiến Bộ Chính trị và được Bộ Chính trị đồng thuận, thống nhất cao về việc sử dụng tên gọi Luật Căn cước, thẻ căn cước như Chính phủ trình.

Do đó, UBTVQH nhận thấy, việc điều chỉnh tên gọi là Luật Căn cước và thẻ căn cước là phù hợp với mục đích quản lý và phục vụ Nhân dân nên đề nghị Quốc hội cho giữ tên gọi là Luật Căn cước và thẻ căn cước.

Một điểm đáng chú ý, trong Luật Căn cước có điểm mới quy định về căn cước điện tử.

Căn cước điện tử được dùng làm gì?

Theo đó, đây là căn cước của công dân Việt Nam được thể hiện thông qua tài khoản định danh điện tử, do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập.

Cũng theo quy định, mỗi công dân Việt Nam được cấp một căn cước điện tử. Căn cước điện tử gồm danh tính điện tử (số định danh cá nhân; họ tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; ảnh khuôn mặt; vân tay).

Cùng với đó là một số thông tin cá nhân khác trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước.

Ngoài ra, căn cước điện tử có thể được tích hợp các thông tin như thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe, giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn hoặc giấy tờ khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định

Căn cước điện tử có giá trị chứng minh về căn cước và thông tin khác đã được tích hợp vào căn cước điện tử để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác.

Trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác, nếu phát hiện sự khác nhau giữa thông tin in trên thẻ căn cước hoặc thông tin lưu trữ trong bộ phận lưu trữ được mã hóa của thẻ căn cước với thông tin trong căn cước điện tử thì cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin trong căn cước điện tử.

Đáng chú ý, căn cước điện tử sẽ bị khóa khi người được cấp căn cước điện tử yêu cầu khóa; hoặc vi phạm thỏa thuận sử dụng ứng dụng định danh quốc gia; hoặc bị thu hồi, bị giữ thẻ căn cước; hoặc chết; hoặc có yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan khác có thẩm quyền.

Tương ứng với từng trường hợp, căn cước điện tử được mở khóa khi người được cấp căn cước điện tử yêu cầu; hoặc đã khắc phục những vi phạm thỏa thuận sử dụng ứng dụng định danh quốc gia; hoặc được trả lại thẻ căn cước; hoặc cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

Trước đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho hay căn cước điện tử là một nội dung mới được điều chỉnh trong luật.

Thêm vào đó, để áp dụng đồng bộ, thống nhất căn cước điện tử của người dân trên phạm vi cả nước, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, đầu tư trang thiết bị cho các cơ quan, tổ chức… cần tiếp tục hoàn thiện hơn nữa.

Do vậy, quy định về căn cước điện tử là chính sách được đặt ra với mục tiêu hoàn thiện theo từng giai đoạn (đến năm 2030). Trong thời gian thực hiện các mục tiêu đề ra, việc sử dụng song song 2 hình thức căn cước điện tử và căn cước là cần thiết.
cccd
Không bắt buộc thu thập thông tin về nhóm máu

Ngoài ra, theo Điều 9, Luật Căn cước, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ có 25 trường thông tin của công dân. Trong số này có số định danh cá nhân, họ tên, nơi sinh, số chứng minh nhân dân 09 số, số thuê bao di động, địa chỉ thư điện tử, nhóm máu…

Quá trình thảo luận về dự án luật, một số Đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc việc đưa thông tin nhóm máu vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Lý do, đây là thông tin về bí mật đời tư của người dân và cũng không thống nhất với quy định tại Luật Cư trú năm 2020 (không bắt buộc công dân phải cập nhật nhóm máu lên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia).

Giải trình về vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, Điều 9, Luật Căn cước quy định về những trường thông tin cơ bản của công dân được thu thập, cập nhật trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo quy định của pháp luật.

Việc thu nhập, cập nhật bảo đảm chặt chẽ, an toàn thông tin, bảo vệ dữ liệu cá nhân nhằm phục vụ quản lý Nhà nước và giao dịch của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Trong số 25 trường thông tin đã nêu, chỉ có 07 trường thông tin cơ bản bắt buộc người dân phải cung cấp để tạo lập số định danh cá nhân (họ, chữ đệm và tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; nơi đăng ký khai sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch). Những thông tin này giúp phân biệt người này với người khác trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Riêng với thông tin về nhóm máu, Luật Căn cước không quy định bắt buộc người dân phải cung cấp. Thông tin này được thu thập thông qua chia sẻ dữ liệu về y tế qua cơ sở dữ liệu chuyên ngành để phục vụ công tác quản lý Nhà nước và bảo đảm lợi ích của người dân, đặc biệt trong lĩnh vực y tế, bảo vệ sức khỏe.

Related Posts

Loại rau ở Việt Nam mọc dại ít ai ăn, qua Nhật Bản lại được xem là giúp trường thọ, giá trên trời

Rau khoai lang là loại rau phổ biến dễ trồng, không chăm sóc cũng dễ lên, mọc bò lan đầy mặt đất. Trước đây rau khoai lang…

Ăn tôm nhất định phải vứt bỏ đi 3 phần này vì rất nhiều kim loại nặng

Một số bộ phận của tôm lại chứa ít chất dinh dưỡng và có thể tích tụ các kim loại nặng, gây hại cho cơ thể khi…

Công bố 7 món ăn có ngon đến mấy cũng không được để qua đêm

Nhiều người có thói quen sử dụng thực phẩm để qua đêm vì tiện lợi và tránh lãng phí. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng…

Bí quyết nấu cơm ngon dẻo thơm chỉ cần 1 nguyên liệu nhà nào cũng có sãn

Trong căn bếp của mỗi gia đình Việt, gạo và cơm là linh hồn của bữa ăn. Nhưng bạn có biết rằng, chỉ với một nguyên liệu…

Tục ngữ dân gian Việt Nam có câu: “Vợ chồng bằng tuổi, nằm duỗi mà ăn” có đúng không?

1. Quan niệm dân gian và cái nhìn từ phong thủy Người xưa bảo: Vợ chồng bằng tuổi nằm duỗi mà ăn, có đúng không? Trong tử…

Rùng mình dâu tây giá rẻ chỉ 35k/hộp tràn lan trên vỉa hè: Ăn vào có ngày gặp thứ này!

Dâu tây ngon, giá rẻ nhưng có thể nhiều thuốc sâu Dâu tây, một loại trái cây từng được coi là xa xỉ với giá thành cao…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *