Hàng trăm giáo viên bức xúc với quy định có bằng đại học 9 năm mới được xét thăng hạng, tăng lương nên đã kiến nghị đến Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Cuối tháng 7, một nhóm gần 400 thành viên trên Zalo, trong đó chủ yếu là giáo viên THCS ở Hà Nội, cùng chia sẻ bức xúc vì không đủ điều kiện nộp hồ sơ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Theo các thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên công lập, giáo viên được chia thành ba hạng I, II, III. Tương ứng với từng hạng, giáo viên có mức lương khác nhau, hạng I cao nhất.
Trong đó, giáo viên tiểu học, THCS hạng II phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp hạng III từ 9 năm trở lên. Thời gian giữ hạng III được tính từ lúc giáo viên đạt trình độ chuẩn theo Luật Giáo dục 2019. Chuẩn này là giáo viên mầm non phải có bằng cao đẳng, giáo viên tiểu học và THCS phải có bằng đại học. Quy định này cũng được Sở Nội vụ Hà Nội nêu trong công văn hướng dẫn tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên công lập hôm 18/7.
Thực tế trước đây ngành giáo dục chỉ yêu cầu giáo viên tiểu học tốt nghiệp trung cấp, giáo viên THCS tốt nghiệp cao đẳng trở lên. Khi Luật Giáo dục 2019 ra đời, nhiều giáo viên đã có hàng chục năm giảng dạy mới đi học thêm để đạt chuẩn mới.
Cô Tú, 47 tuổi, giáo viên Âm nhạc một trường THCS ở ngoại thành Hà Nội, chia sẻ đã đi dạy từ năm 2002, vào biên chế năm 2005. Suốt quá trình công tác, cô luôn được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ, 10 năm nhận danh hiệu Chiến sỹ thi đua, có hai sáng kiến kinh nghiệm cấp thành phố. Năm 2019, cô Tú hoàn thành chương trình đại học.
“Tôi cố gắng đạt mọi tiêu chuẩn và nhiều thành tích để trông chờ ngày được thăng hạng, tăng lương”, cô Tú nói. Tuy nhiên, năm nay khi đăng ký xét thăng hạng II, hồ sơ bị trả về vì cô mới có bằng đại học được 4 năm.
“Chẳng lẽ bằng đại học phải đợi 9 năm mới biết có chuẩn hay không để mà xét? Điều này quá bất công với những giáo viên lớn tuổi như tôi”, cô Tú bức xúc.
Giáo viên trường THCS Tây Đằng, huyện Ba Vì, giúp học sinh chỉnh trang trang phục trong buổi học hồi tháng 11/2021. Ảnh: Giang Huy
Cả trăm giáo viên khác chung tâm trạng với cô Tú. Họ cùng làm đơn kiến nghị gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong đơn, các giáo viên cho biết đã đạt tiêu chuẩn theo quy định của Bộ, “chờ mòn mỏi để có cơ hội thăng hạng đợt này nhưng đành ngậm ngùi lỡ hẹn khi bằng đại học chưa đủ 9 năm”.
Thầy Hoàng, giáo viên THCS ở Thạch Thất, nhận định số giáo viên có bằng đại học chưa đủ 9 năm rất nhiều bởi hầu hết họ mới hoàn thành chương trình cử nhân ở giai đoạn 2019-2021.
“Chưa kể, đời sống giáo viên khó khăn, nhiều thầy cô không có điều kiện học lên đại học từ trước. Nhiều chuyên ngành có rất ít lớp đào tạo đại học nên điều kiện để giáo viên đi học lên cũng hạn chế”, thầy Hoàng nói.Các giáo viên cho rằng quy định phải có bằng cử nhân 9 năm mới đủ điều kiện xét thăng hạng gây thiệt thòi rất lớn cho họ, đặc biệt là giáo viên lâu năm. Nhiều thầy cô đã công tác 10-30 năm với nhiều thành tích, cống hiến nhưng chưa được, thậm chí là không bao giờ có cơ hội thăng hạng. Điều này cũng ảnh hưởng đến tiền lương và các loại phụ cấp của họ.
“Chúng tôi cảm thấy thật là đau xót và thấm đầy nước mắt, thật sự chán nản và tuyệt vọng”, đơn kiến nghị có đoạn.
Hiện lương giáo viên hạng III dao động 4,2-8,9 triệu đồng. Trong khi đó, lương giáo viên hạng II từ 7,2 đến 11,5 triệu đồng một tháng.
Ngoài lương, mỗi giáo viên có thể nhận được một hoặc một số khoản phụ cấp, gồm: phụ cấp thâm niên (5% sau 5 năm công tác, mỗi năm cộng thêm 1%), ưu đãi nghề (25-50%), phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp đặc thù với nhà giáo là nghệ nhân, giáo viên dạy người khuyết tật, giáo viên công tác vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.
Bảng lương giáo viên tiểu học, THCS và THPT trước và sau 1/7/2023
Các giáo viên đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét và điều chỉnh thông tư, đồng thời quy định lại điều kiện thăng hạng như trước là giáo viên có bằng đại học một năm tính đến ngày hết hạn nộp sơ. Họ cũng mong Bộ can thiệp để Sở Nội vụ Hà Nội cho nộp hồ sơ xét thăng hạng đợt này.
Ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, cho biết đã nhận được đơn kiến nghị về vướng mắc trong triển khai thông tư 08 về bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương giáo viên.
“Bộ đang tập hợp ý kiến, trao đổi với Bộ Nội vụ nhằm đưa ra hướng dẫn trên tinh thần đảm bảo quyền lợi cho giáo viên”, ông Đức nói, chiều 28/7.
Đầu năm 2021, chùm thông tư về bổ nhiệm, xếp hạng và lương giáo viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo từng bị phản ứng do quy định muốn lên hạng, giáo viên phải đi học thêm một loại chứng chỉ chức danh nghề nghiệp. Để học các chứng chỉ trong 5 ngày đến một tuần, họ phải chi từ 2,5 đến 5 triệu đồng bằng tiền túi. Nhiều người cho rằng việc này gây lãng phí do cả nước có hơn một triệu giáo viên, lại không thực chất.
Sau khi Thủ tướng yêu cầu Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi các quy định liên quan, việc này đã được tháo gỡ.
News
Hiện tượng kỳ lạ nhất của bóng đá Việt: 7 năm không ghi bàn của Văn Quyết
Tiền đạo Văn Quyết có thể nói là hiện tượng kỳ lạ nhất của bóng đá Việt Nam. Có một thống kê chắc chắn khiến nhiều người…
Vợ Công Phượng hiếm hoi lộ diện cùng chồng, ái nữ của GĐ Ngân hàng NN sống giản dị không khoe khoang, âm thầm đồng hành cạnh chồng
Đây là một trong những lần hiếm hoi vợ Công Phượng xuất hiện bên chồng. Mới đây nhất, mạng xã hội xuất hiện đoạn video bắt gặp Công…
Đã rõ bến đỗ mới của Hoàng Đức: Nhận 30 tỷ để đầu quân cho đội hạng Nhất, Thể Công Viettel ngậm ngùi chia tay Quả bóng vàng
Hoàng Đức và CLB Thể Công Viettel chính thức chia tay trước thời hạn hết hợp đồng. Mới đây, CLB Thể Công Viettel đã chính thức phát…
Cuộc sống như mơ của vợ chồng thủ môn Đặng Văn Lâm trong biệt thự triệu đô ở Hưng Yên, vợ phải thốt lên 1 câu đầy viên mãn
Hậu kết hôn, Đặng Văn Lâm và vợ Yến Xuân có cuộc sống như mơ, bất cứ cặp đôi nào cũng phải ao ước. Sau đám cưới…
Hứa Minh Đạt và Lâm Vỹ Dạ tung bộ ảnh kỷ niệm 14 năm ngày cưới. Tài sản lớn nhất là 2 quý tử cao ráo, thư sinh cực kỳ điển trai
Con trai của Lâm Vỹ Dạ và Hứa Minh Đạt gây sốt với ngoại hình điển trai. Lâm Vỹ Dạ – Hứa Minh Đạt kết hôn vào…
8 năm h:ôn nhân vẫn bền chặt của Thúy Diễm – Lương Thế Thành, chồng bị đồn có người thứ ba được vợ đứng ra bảo vệ
Diễn viên Lương Thế Thành và Thúy Diễm được công chúng ngưỡng mộ vì luôn mặn nồng như vợ chồng son dù đã bên nhau gần 1…
End of content
No more pages to load