Nhiều bà nội trợ thường chia sẻ cho nhau kinh nghiệm “mua thịt lợn không mua thịt cổ, mua cá không mua cá diếc”. Tại sao lại vậy?
Đi chợ chọn những thức ăn ngon và chế biến những món ăn giàu dinh dưỡng, hợp khẩu vị là một trong những công việc được người phụ nữ của gia đình rất coi trọng. Nhiều bà nội trợ thường chia sẻ cho nhau kinh nghiệm “mua thịt lợn không mua thịt cổ, mua cá không mua cá diếc”. Liệu hai loại thực phẩm này có ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng?
Mua thịt lợn không mua phần cổ
Các nghiên cứu đã chỉ ra, việc tiêu thụ cổ heo không chỉ đưa vào cơ thể lượng chất béo cao, gây tăng cân nhanh chóng mà còn có thể gây ra những vấn đề về tim mạch và mạch máu não.
Hơn nữa, hạch bạch huyết là cơ quan miễn dịch của động vật và nằm rải rác trên cơ thể nhưng tập trung nhiều nhất ở phần cổ. Do cổ lợn có nhiều hạch chứa nhiều vi khuẩn, vi rút và độc tố nên khi giết, mổ lợn, tiết ở cổ chảy ra nhiều và chứa nhiều nguy cơ nhiễm khuẩn. Vậy nên mọi người nên thận trọng vì nó có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Ngoài cổ lợn, 3 bộ phận khác của con lợn bạn cũng nên hạn chế ăn là phần gan lợn, lòng già và phổi lợn.
– Gan lợn là bộ phận chứa nhiều cholesterol và các kim loại nặng. Nhu cầu mỗi người chỉ được phép dung nạp khoảng 300mg cholesterol/ngày. Trong khi đó, cholesterol trong gan lợn rất lớn. Riêng ăn 100g gan, lượng cholesterol bạn dung nạp đã lên tới hơn 400mg. Nếu ăn quá nhiều trong một lần, lượng cholesterol nạp vào cơ thể nhiều quá sẽ gây ra các bệnh như xơ vữa động mạch và làm bệnh tim nặng hơn. Chưa kể, các loại ký sinh trùng như sán lá gan cũng thường trú ngụ ở gan. Ở những con lợn bị bệnh viêm gan thì gan sẽ chứa nhiều virus và độc tố gây bệnh.
– Lòng già chứa nhiều chất béo, ăn quá mức sẽ dẫn đến nồng độ cholesterol trong máu tăng cao. Ngoài ra, lòng già còn có chức năng bài tiết chất độc, chất thải nên bị coi là bộ phận bẩn nhất. Muốn ăn phải rửa thật sạch, nấu chín. Nếu sơ chế không kỹ lưỡng, thường sẽ có một lượng lớn vi khuẩn và virus xâm nhập vào cơ thể khi bạn ăn.
– Phổi lợn có chức năng giúp lợn thở. Môi trường sống của lợn nhiều bụi bẩn, phân chuồng chứa vi khuẩn, ký sinh trùng tồn tại trong một thời gian dài. Lợn hay có thói quen hít ngửi sát đất, dễ dàng tiếp xúc với các yếu tố trên. Trong không gian như vậy, phổi lợn có xu hướng chứa một lượng lớn vi khuẩn và virus. Do đó, bạn cũng nên hạn chế ăn phổi lợn.
Mua cá không mua cá diếc
Cá diếc – loại cá nước ngọt khá phổ biến tại nước ta. Cá diếc không chỉ có vị gon mà còn có nhiều dưỡng chất và chữa được bệnh tiêu chảy, cầm máu, lợi tiểu,… Bên cạnh đó, cá diếc có vị ngọt, tính bình, giúp bổ khí, chống lạnh bụng, giúp ăn ngon miệng. Tuy nó nổi tiếng với thịt mềm, thơm ngọt, nhưng ũng chứa nhiều xương dăm, không phù hợp cho trẻ nhỏ. Đặc điểm này đã tạo ra lời truyền miệng “mua cá không mua cá diếc”.
Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, khi mọi người có điều kiện sống tốt hơn và quan tâm đến dinh dưỡng và sức khỏe, họ có thể lựa chọn mua cá diếc để chế biến thành canh. Canh cá diếc không chỉ mang lại dưỡng chất mà còn có tác dụng tích cực đối với âm bổ thận, là một lựa chọn có lợi cho sức khỏe toàn diện. Mặc dù tốt là vậy nhưng cũng có một số nhóm người không nên ăn cá diếc như:
– Người bị bệnh Gút (Gout)
Trung bình, trong 100g cá diếc sẽ có khoảng 137,1 mg purine – hợp chất hóa học, gồm Cacbon và Nito. Trong khi đó, khuyến cáo đối với người bị bệnh gút là không nên tiêu thụ quá 150 mg purine/ngày.
– Những người bị dị ứng với cá
Trường hợp bạn đang bị dị ứng, đặc biệt là với hải sản thì không nên ăn cá diếc. Bởi chúng có thể khiến bạn bị nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy và gây dị ứng trong một thời gian dài.
– Bệnh nhân mắc bệnh gan và thận
Cá diếc giàu Kali, do đó với những bệnh nhân bị các chứng sỏi thận, suy thận cấp tính không nên dùng thực phẩm này. Bên cạnh đó, với những bệnh nhân bị sỏi cần kiểm soát tốt mức Axit uric, nếu chúng quá nhiều trong cơ thể sẽ dẫn đến sỏi được tạo thành, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thận của bạn.
Còn với những người bị gan cũng nên hạn chế ăn cá diếc. Lý do làm hàm lượng đạm có trong cá diếc cao. Nếu hấp thụ vào quá nhiều >20g/ngày sẽ dẫn đến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
– Nhóm người bị rối loạn chảy máu
Chất Axit Eicosapentaenoic có trong cá diếc có khả năng ức chế kết tập tiểu cầu và chống huyết khối. Trong khi đó, những người bị rối loạn chảy máu, bao gồm phát ban, dị ứng, chảy máu bất thường ăn cá diếc vào sẽ khiến máu không đông, và tình trạng ngày càng tồi tệ hơn.