×

Cầm cố tài sản với lãi suất cao hơn quy định, bị ph-ạt như thế nào? Chỉ được phép lấy lãi từ bao nhiêu? Quy định mới nhất

Bạn đọc có email [email protected] gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Xin hỏi, cầm cố tài sản với mức lãi suất cao hơn quy định, có thể bị xử phạt như thế nào?

Cầm cố tài sản với lãi suất cao hơn quy định, bị phạt thế nào?

Kinh doanh dịch vụ cầm đồ cho vay tiền có cầm cố tài sản nhưng lãi suất cho vay vượt quá tỷ lệ lãi suất 20% có thể bị phạt. Ảnh: Hải Nguyễn

Luật gia Đào Thị Hằng, Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:

Khoản 1, Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về lãi suất như sau:

1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

Điểm d, Khoản 4 và Điểm a, Khoản 7 Điều 12 Chương II Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình (Nghị định số 144/2021/NĐ-CP) quy định về vi phạm các quy định về quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự như sau:

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

d) Kinh doanh dịch vụ cầm đồ cho vay tiền có cầm cố tài sản nhưng lãi suất cho vay vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự;

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được đối với hành vi quy định tại các Điểm đ, i, k, l, m, n và r Khoản 3; các Điểm d, đ và k Khoản 4 và Điểm b Khoản 5 Điều này;

Khoản 2, Điều 5 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, kinh doanh dịch vụ cầm đồ cho vay tiền có cầm cố tài sản nhưng lãi suất cho vay vượt quá tỷ lệ lãi suất 20% có thể bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với doanh nghiệp và bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được theo các quy định nêu trên.

Related Posts

Giá vàng hôm nay trưa ngày 22/11: Vàng nhẫn và miếng SJC trong nước tiếp tục tăng dựng đứng.

Giá vàng hôm nay ở vàng nhẫn và miếng SJC trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Giá vàng hôm nay trong nước Giá vàng miếng SJC…

8 đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng tăng 38,9%, ai không biết quá thiệt

 Ngày 1/7, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 76/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021…

Có phải bạn bè cho nhau vay tiền, lãi suất bao nhiêu cũng được? Luật sư chính thức lên tiếng nói thẳng 1 câu

Do quen biết lâu năm, tôi cho vay 50 triệu đồng, bạn đồng ý trả lãi suất 3% một tháng, có viết giấy nhận nợ nhưng giờ…

3 cái tên bị cấm kỵ tại Việt Nam

Cái tên đi với con người suốt cả cuộc đời nên việc đặt tên cho con luôn là câu chuyện không hề dễ dàng từ trước đến…

Trẻ dưới 14 tuổi có bắt buộc phải làm căn cước theo quy định mới không? Bố mẹ cần nắm rõ điều này

Trước đây CMND, CCCD chỉ cấp cho nhóm tuổi từ đủ 14 tuổi trở lên. Nhưng Luật căn cước đã có thay đổi về độ tuổi được…

Chính thức từ 2025, 3 trường hợp bị chấm dứt hưởng lương hưu

hững trường hợp bị chấm dứt hưởng lương hưu từ ngày 1/7/2025Luật Bảo hiểm xã hội 2024 chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025….

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *