Thói quen ngâm rau củ quả bằng nước muối đã in hằn trong tâm trí nhiều người Việt nhưng các nhà khoa học cảnh báo đó là thói quen tai hại
Theo kinh nghiệm của nhiều người truyền lại nhiều năm qua thì ngâm rau củ quả nước muối giúp làm sạch, đặc biệt khi làm rau ăn sống rất nhiều gia đình áp dụng cách này. Thậm chí nhiều người còn thần thánh hóa nước muối ngâm rau củ quả chống lại đau bụng, tiêu chảy.
Thực tế nước muối không có tác dụng và cũng không nên dùng.
Tại sao không nên dùng muối?
Muối có tính sát khuẩn, điều đó đúng. Nhưng để sát khuẩn hàm lượng muối phải cao mới diệt được vi khuẩn trong rau củ. Khi hàm lượng muối cao thì lại làm nát rau củ. Bạn muối dưa thì thấy rõ, ngâm rau củ trong nước muối đậm rau củ sẽ “chín” dẻo mềm không giòn nữa vì muối hút nước trong tế bào rau nên làm chúng mềm ra. Do đó ngâm nước muối loãng không có tác dụng diệt vi khuẩn nếu ăn rau sống.
Còn nếu rau củ nhiễm hóa chất hoặc thuốc bảo quản thì dùng muối không tác dụng bởi nước muối còn làm cho hóa chất khó phân rã hơn. Thế nên ngâm nước muối làm sạch rau củ quả chỉ là “tưởng tượng”.
Những cách làm sạch rau củ quả thông minh hơn
Jin Jin, chuyên gia dinh dưỡng tại Khoa Dinh dưỡng Lâm sàng, Bệnh viện Quốc tế Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc, chia sẻ một số cách để loại bỏ thuốc trừ sâu trong rau củ và trái cây như sau:
Ngâm và rửa bằng nước sạch: Khi mau rau củ quả về, đầu tiên bạn cần làm sạch bụi bẩn bám vào và rửa chúng dưới vòi nước chảy. Nhớ rửa dưới vòi nước chảy hiệu quả hơn nhiều rửa bằng chậu. Vì vòi nước chảy giúp trôi tuột bụi bẩn và dội cả vi khuẩn, trứng sán, ấu trùng bám trên rau tốt hơn là bạn rửa bằng cách nhúng vào các chậu nước. Những thứ bám vào bề mặt rau củ quả sẽ dễ trôi tuột do áp lực vòi nước chảy hơn là cách rũ rũ trong chậu, bởi rũ trong chậu chúng rơi ra nhưng khi vớt rau lên thì chúng lại bám vào một phần.
Ngâm với dung dịch nước kiềm pH cao
Vi khuẩn sống trong môi trường pH thấp nên khi ngâm trong nước kiềm pH cao tầm 5-15 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch 3-5 lần thì vi khuẩn sẽ giảm bớt đi nhiều. Dung dịch kiềm có thể lấy bằng nước máy tạo nước kiềm cho nước độ kiềm 9-11 (nước uống thì độ kiềm thấp hơn, nước độ kiềm cao này để rửa và vệ sinh giúp làm sạch tốt hơn). Hoặc có thể mua bột tạo kiềm loại uy tín về pha ra nước rồi ngâm rau củ quả vào. Tất cả những loại rau và trái cây đều có thể áp dụng theo cách này.
Gọt vỏ ngoài củ quả
Nhiều loại trái cây rau củ có phần dinh dưỡng tốt ở bề mặt vỏ. Nhưng nếu bạn cảm thấy không an toàn thì đành phải gọt vỏ bởi trên bề mặt củ quả có nguy cơ nhiễm thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật nhiều nhất.
Chần rau củ bằng nước sôi
Nhiệt độ cao giúp phân hủy một phần thuốc trừ sâu. Do đó những loại rau củ nghi ngờ cao thì nên chần nước sôi trước khi nấu. Loại nhóm này ví dụ quả đậu đỗ, rau muống, súp lơ… Khi nấu nên mở vung để hóa chất bay hơi lên.
Để trái cây một thời gian mới ăn
Khi mua trái cây rau củ về, bạn nên chọn loại còn hơi xanh sau đó để vài ngày cho phân hủy chất độc bớt đi rồi mới ăn. Oxy trong không khí và các hoạt chất như enzyme trong rau có thể phản ứng với dư lượng thuốc trừ sâu, khiến thuốc trừ sâu bị phá hủy, giảm lượng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và độc tính của chúng. Tất nhiên bạn chỉ áp dụng cách này cho loại rau củ để được lâu.
Ngâm rửa bằng baking soda
Baking soda là bột nở dùng trong bếp nhà hàng nhiều, đặc biệt khi làm bánh. Nhưng chúng cũng có đặc tính làm sạch rất tốt. Do đo hãy pha baking soda với nước rồi rửa rau củ dưới vòi nước chảy xong thì ngâm chúng vào baking soda tầm 15 phút. Một vài nghiên cứu cho thấy baking soda giúp làm sạch bề mặt rau củ tốt hơn