×

Người miền núi mách cách mua thịt lợn mán cứ nhìn điểm này không bao giờ bị sai

Lợn mán được xem là loại thịt lợn ngon ngọt thơm hơn hẳn lợn thông thường nên được nhiều người thích đặc biệt dịp cuối năm dùng để tiếp khách.

Thịt lợn mán được cho là chuyển từ đông bào vùng cao xuống, lợn được nuôi kiểu truyền thống. Giống lợn mán nhỏ con nhưng thịt ngon lại nuôi kiểu truyền thống không ăn cám công nghiệp nên thịt thơm.

Thế nhưng thực tế ở nhiều nơi đã “độ” lại “mông má” lại lợn thường thành lợn mán. Thậm chí báo chí từng đưa tin lợn ốm bệnh chết bị phù phép hóa thành lợn mán. Vì lợi ích giá thịt lợn mán chênh lệch nhiều nên nhiều gian thường không từ thủ đoạn mà làm lợn mán giả để trục lợi nhất là khi dịp cuối năm nhu cầu thịt lợn tăng cao. Khi mua phải thịt lợn mán giả thì không chỉ bị lừa về thương mại tổn hại kinh tế mà còn khiến cho gia đình ăn phải thịt không ngon lại có thể có nguy cơ nhiễm bệnh.

thit-lon-man-chua
Cảnh báo trước người bán giá rẻ

Nhiều người bán giá rẻ để câu khách với rất nhiều lý do nào là mua chung, nào là tặng, nào là muốn mọi người được thưởng thức thịt ngon nên bán giá thấp…. Thực chất bạn chớ có tin vào những điều này trừ trường hợp là người thân quen rủ nhau mua chung. Thịt lợn mán nuôi truyền thống nên giá thường khoảng 300.000đ, loại rẻ dưới 200 cần cẩn trọng.

Nhìn vào bì lợn, cụm lông trên bì

Bì thịt lợn mán dày màu hanh vàng, nhiều nạc ít mỡ, miếng thịt nhỏ. Thịt lợn mán có lớp mỡ cực mỏng hoặc gần như không có lớp mỡ; da dày hơi sần sùi và sờ vào thì thấy cứng chứ không bóng như da lợn thường. Trên bì lợn mán thường có ba sợi lông mọc chụm ở một chỗ, còn lợn thường thì mỗi lỗ chân lông chỉ có 1 lông. Tuy nhiên, nhiều người kinh doanh bất chính đã sẵn sàng làm giả lợn mán từ thịt lợn sề bằng cách dùng máy bắn lông để tạo thành chân lông 3 lỗ trên da. Tất nhiên việc làm giả này sẽ không thể đều nên bạn chú ý quan sát sẽ nhận ra.
thit-lon-man
Nhìn màu thịt nạc

Thịt lợn mán có màu đỏ nhạt chứ không đỏ đậm như nhiều người lầm tưởng. Miếng thịt có mùi hôi đặc trưng. Thịt quá đỏ có thể là lợn sề làm giả, thịt bị nhạt màu là lợn ta con non dùng làm giả.

Khi chế biến

Khi chế biến nếu lợn mán là lợn sề lợn thường thì nấu lên da rất dai không giòn không mềm khó ăn. Còn một số người giả lợn mán băng lợn con vì lợn mán thường chỉ 10-20kg một con, thì những con lợn non này khi nấu lên thịt lại bị mềm, bì cũng không giòn. Khi nấu chín lợn mán không bị ngót nhưng lợn giả thì sẽ bị ngót đi nhiều vì ra nước nhiều.

Lợn mán chuẩn khi nấu thịt ráo nước, không ra nước. Do đó nếu bạn mua tại hàng quen ngoài chợ, mà thấy có những đặc điểm khi nấu như thế nên cảnh báo ngay với họ để tránh mua lại lần sau.

Related Posts

Loại rau ở Việt Nam mọc dại ít ai ăn, qua Nhật Bản lại được xem là giúp trường thọ, giá trên trời

Rau khoai lang là loại rau phổ biến dễ trồng, không chăm sóc cũng dễ lên, mọc bò lan đầy mặt đất. Trước đây rau khoai lang…

Ăn tôm nhất định phải vứt bỏ đi 3 phần này vì rất nhiều kim loại nặng

Một số bộ phận của tôm lại chứa ít chất dinh dưỡng và có thể tích tụ các kim loại nặng, gây hại cho cơ thể khi…

Công bố 7 món ăn có ngon đến mấy cũng không được để qua đêm

Nhiều người có thói quen sử dụng thực phẩm để qua đêm vì tiện lợi và tránh lãng phí. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng…

Bí quyết nấu cơm ngon dẻo thơm chỉ cần 1 nguyên liệu nhà nào cũng có sãn

Trong căn bếp của mỗi gia đình Việt, gạo và cơm là linh hồn của bữa ăn. Nhưng bạn có biết rằng, chỉ với một nguyên liệu…

Tục ngữ dân gian Việt Nam có câu: “Vợ chồng bằng tuổi, nằm duỗi mà ăn” có đúng không?

1. Quan niệm dân gian và cái nhìn từ phong thủy Người xưa bảo: Vợ chồng bằng tuổi nằm duỗi mà ăn, có đúng không? Trong tử…

Rùng mình dâu tây giá rẻ chỉ 35k/hộp tràn lan trên vỉa hè: Ăn vào có ngày gặp thứ này!

Dâu tây ngon, giá rẻ nhưng có thể nhiều thuốc sâu Dâu tây, một loại trái cây từng được coi là xa xỉ với giá thành cao…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *