×

Đừng coi thường mã vạch trên sổ hồng: Ẩn chứa thông tin quan trọng, cần lưu lại ngay kẻo có ngày mấ/t trắng

Mã vạch là những vạch kẻ thẳng thường được in trên bao bì sản phẩm hay những đồ vật mua bán có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Mã vạch thường được dùng để quét và có những quy chuẩn nhất định trong việc thực hiện quét mã vạch. Nếu chúng ta để ý trên sổ đỏ cũng có một mã vạch nhỏ được in trực tiếp trên bìa. Mã vạch này được in giống với những mã vạch hàng ngày mà chúng ta nhìn thấy trên các hàng hoá, sản phẩm khác nhau. Mã vạch này sẽ được cơ quan thực hiện làm sổ hồng in lên và được ghi nhận lại. Vậy mã vạch trên sổ hồng có ý nghĩa gì? Mời bạn đón đọc bài viết “Mã vạch trên sổ hồng có ý nghĩa gì? ” dưới đây của chúng tôi để có thêm những thông tin cần thiết về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

Những thông tin quan trọng cần biết trên Sổ hồng

Hiện nay khái niệm về sổ đỏ, sổ hồng hay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có nhiều sự nhầm lẫn và chưa được phân biệt một cách rõ ràng. Khi bạn sử dụng đất thì bạn sẽ được cấp giấy chứng nhận cho việc sử dụng này nếu quyền sử dụng này là của bạn. Việc nắm bắt những thông tin liên quan đến những loại giấy tờ khi sử dụng đất sẽ giúp bạn đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Vậy hiện nay những quy định cơ bản về sổ đỏ như thế nào? Hãy tham khảo những thông tin cơ bản sau của chúng tôi:

Hiện nay trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thể hiện những thông tin quan trọng, là căn cứ để chứng minh được quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất được pháp luật đất đai bảo vệ. Có nhiều thông tin liên quan trực tiếp đến người sử dụng đất, là cá nhân, hộ gia đình hay tổ chức, hay những thông tin có liên quan trực tiếp đến mảnh đất đó như vị trí tiếp giáp, diện tích, loại đất… Những thông tin quan trọng cần biết trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hiện nay gồm có những vấn đề như sau:

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý mà Nhà nước cấp cho người sử dụng đất. Đây là căn cứ xác minh quyền sử dụng đất của người dân theo đúng quy định của pháp luật. Khi có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, người dân sẽ được công nhận quyền sử dụng đất một cách hợp pháp.

Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, người dân được quyền sử dụng đối với đất đai của mình. Tương ứng với từng loại đất cụ thể, khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, người dân sẽ có quyền sử dụng khác nhau.

Hiện nay, trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế xã hội, công tác quản lý đất đai của Nhà nước ngày càng được đẩy mạnh. Xét vào thực tế, mặc dù Nhà nước ngày càng thắt chặt công tác quản lý đất đai, song vẫn phát sinh những sai phạm, rủi ro không mong muốn. Đặc biệt là vấn đề liên quan đến quyền sử dụng đất.

Ví dụ: Ông Nguyễn Văn B (thường trú tại Quảng Ninh). Năm 2005, ông được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu. Đến năm 2014, Nhà nước tiến hành cấp sổ hồng (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất). Nhà nước đã thu hồi sổ đỏ của ông B. Do chủ quan nên ông B vẫn sử dụng, sinh sống trên đất bình thường mà không để ý đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất. Đến năm 2020, ông B có ý định chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Lúc này, ông mới ra cơ quan chức năng có thẩm quyền để xin lấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tại thời điểm này, ông B mới phát hiện ra sổ hồng không đứng tên mình mà đứng tên một người khác là ông C (em họ của ông B). Đây là trường hợp điển hình cho những rủi ro phát sinh liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người dân.

Trước những rủi ro phát sinh có thể xảy ra liên quan đến chứng thư chứng minh quyền sử dụng đất, Nhà nước luôn khuyến khích người dân thường xuyên thực hiện tra cứu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như sau:

– Theo quy định tại điều luật này, giấy chứng nhận do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành theo một mẫu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Mã vạch trên sổ hồng có ý nghĩa gì?

Mã vạch trên sổ hồng có giống với mã vạch trên các loại giấy chứng nhận khác hay các loại hàng hoá dịch vụ hiện nay? Mã số trên sổ hồng có ý nghĩa hoàn toàn khác biệt với mã vạch trên các loại hàng hoá dịch vụ hiện nay. Với mã vạch trên các loại hàng hoá cơ quan thực hiện niêm yết trên mã vạch là bộ công thương thì mã vạch trên sổ đỏ, sổ hồng hoặc các loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khác thường do các cơ quan quản lý về đất đai thực hiện ghi nhận, lưu trữ và in ấn. Ngoài ra mã vạch còn phản ánh được những thông tin khác:

Mã vạch Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là mã được in tại cuối trang 4 khi cấp Giấy chứng nhận.

Mã vạch này được dùng để quản lý, tra cứu thông tin về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; nội dung mã vạch thể hiện dãy số nguyên dương, có cấu trúc dưới dạng MV = MX.MN.ST.

Trong đó:

– MX là mã đơn vị hành chính cấp xã nơi có thửa đất, được thể hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam;

+ Trường hợp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho khu đất nằm trên nhiều đơn vị hành chính cấp xã thì ghi theo mã của xã có phần diện tích lớn nhất;

+ Trường hợp cấp huyện không có đơn vị hành chính cấp xã thì mã đơn vị hành chính cấp xã (MX) được thay thế bằng mã của đơn vị hành chính cấp huyện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam.

Trường hợp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì ghi thêm mã của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định vào trước mã của xã, phường, thị trấn nơi có đất hoặc trước mã của đơn vị hành chính cấp huyện nơi có đất đối với cấp huyện không có đơn vị hành chính cấp xã;

– MN là mã của năm cấp Giấy chứng nhận, gồm hai chữ số sau cùng của năm ký cấp Giấy chứng nhận;

– ST là số thứ tự lưu trữ của hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai tương ứng với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp lần đầu theo quy định về hồ sơ địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Trường hợp một hồ sơ đăng ký mà ghi vào một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đấT không hết, phải ghi vào nhiều Giấy chứng nhận quyền sử dụng đấT để cấp theo quy định tại Điểm c Khoản 9 Điều 6 và Khoản 8 Điều 7 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT thì các Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được ghi chung một số thứ tự lưu trữ của hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai đó.

Hiện hành, mã vạch trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thể có 15 hoặc 13 chữ số. Trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì dãy số có 15 chữ số, các trường hợp còn lại thì dãy số sẽ có 13 số.

Ví dụ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có dãy số mã vạch là 010064318000706, thì dựa vào đó có thể biết được một số thông tin như sau:

– ST: Số thứ tự lưu trữ của hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai tương ứng với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp lần đầu theo quy định về hồ sơ địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường là 000706.

– MN: Mã năm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 18 tương ứng với năm 2018.

– Mã đơn vị hành chính MX là 07 số đầu, trong đó:

+ Hai số đầu là mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là 01 tương ứng với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội.

+ Năm số còn lại là mã đơn vị hành chính cấp xã nơi có thửa đất được ghi trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 00643 tương ứng với đất tại xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.

Danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam được xác định theo quy định tại Quyết định 124/2004/QĐ-TTg ngày 08/07/2004.

Mã vạch trên sổ hồng có ý nghĩa gìMã vạch trên sổ hồng có ý nghĩa gì

Cách tra mã vạch sổ hồng thế nào?

Hiện nay trên sổ hồng có các mã vạch khác nhau và có thể thực hiện tra được mã vạch này. Trước hết chúng ta cần có cái nhìn tổng quát và cơ bản nhất về quy định liên quan đến in ấn sổ đỏ hiện nay. Liệu loại mã vạch này có sự khác biệt giữa các loại đất có mục đích sử dụng đất khác nhau hay không? Làm sao để có thể tra mã vạch sổ hồng mà mình đang sở hữu theo quy định hiện hành? Những cách giúp bạn tra được mã vạch trên sổ đỏ, sổ hồng và tra cứu mã vạch giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gồm có các cách sau đây:

Những trường hợp xảy ra tranh chấp đất đai thường là phân chia đất không rõ ràng, làm mẫu biên bản thừa kế đất đai nhưng chưa giải quyết hết.

Thứ nhất, về mẫu giấy chứng nhận:

Giấy chứng nhận gồm 4 trang, in nến hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen và trang bổ sung nền trắng
Kích thước mỗi trang: 190mm x 265mm
Nội dung mỗi trang bao gồm:
Trang 1 thể hiện Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” in màu đỏ; mục “I. Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” và số phát hành Giấy chứng nhận (số seri); dấu nổi của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Trang 2 thể hiện mục “II. Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Trang 3 thể hiện mục “III. Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận”;
Trang 4 thể hiện tiếp nội dung tiếp theo của mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận”; nội dung lưu ý đối với người được cấp Giấy chứng nhận; mã vạch;

Thứ hai, về nội dung trên giấy chứng nhận:

Phần thứ 1 – Trang 1: Thể hiện thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất; số phát hành giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Phần thứ 2 – Trang 2: Thể hiện thông tin thửa đất, thông tin về nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như: Số thửa đất trên bản đồ địa chính; tờ bản đồ số; địa chỉ thửa đất; diện tích; hình thức sử dụng; mục đích sử dụng; thời hạn sử dụng.

Phần thứ 3 – Trang 3: Thể hiện sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Phần thứ 4 – Trang 4: Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận và mã vạch

Cách 2: Kiểm tra bằng kính lúp hoa văn in trên phôi bìa

Đối với giấy chứng thật các họa tiết hoa văn được tạo bởi tổ hợp các chấm mực hồng rất đều và đẹp.
Đối với giấy chứng nhận được làm giả thì các họa tiết hoa văn không được tổ hợp tạo bởi những chấm mực nhỏ màu hồng.

Cách 3: Kiểm tra bằng đèn pin dấu chiện trên phôi bìa

Đối với giấy chứng nhận thật: Hình dấu được in lồi lên và rõ ràng nội dung là hình Quốc hiệu Việt Nam, mã số được in giữa tâm Quốc hiệu
Đối với giấy chứng nhận giả: Hình dấu được in lõm, không rõ nội dung, mã số bị in lệch không giữa tâm

Cách 4: Kiểm tra giấy chứng nhận tại Văn phòng công chứng

Tại các Văn phòng công chứng sẽ có bộ phận kiểm tra Giấy chứng nhận thật và giả khi tiến hành các công việc như công chứng, chứng thực.

Cách 5: Kiểm tra giấy chứng nhận tại Cơ quan có thẩm quyền

Khuyến nghị

Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Mã vạch trên sổ hồng có ý nghĩa gì chúng tôi cung cấp dịch vụ làm sổ đỏ, sổ hồng Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mã vạch trên sổ hồng có ý nghĩa gì?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ như tư vấn pháp lý thông báo giải thể công ty. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp:

Khi nào cần tra cứu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?

Hiện nay trong nhiều trường hợp người dân cần thực hiện việc tra cứu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên có phải lúc nào chúng ta muốn tra cứu giấy chứng nhận đều có thể tra được hay kkhông? Tra cứu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì và được thực hiện như thế nào? Việc tra cứu sẽ giúp ta có thêm thông tin liên quan đến thửa đất mà chúng ta đang quan tâm. Theo pháp luật đất đai hiện hành thì những trường hợp cần tra cứu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là:
Người dân cần tra cứu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong các trường hợp cụ thể sau đây:
– Khi cần xác định xem đất của mình có đủ điều kiện để thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất hay không. Hiện nay, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi đất chưa có đủ điều kiện để tiến hành chuyển nhượng xảy ra khá phổ biến. Điều này ảnh hưởng đến giao dịch dân sự của các bên, cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng.
– Khi bên nhận chuyển nhượng muốn kiểm tra tính hợp pháp của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bên chuyển nhượng. Khi tiến hành tra cứu, người nhận chuyển nhượng sẽ nắm bắt được những thông tin cơ bản nhất liên quan đến quyền sử dụng đất của người chuyển nhượng. Lúc này, nếu có xảy ra sai sót, bên nhận chuyển nhượng sẽ đưa ra những phương hướng giải quyết kịp thời, nhằm bảo vệ quyền lợi tài chính của mình. Đồng thời, việc tra cứu này giúp người nhận chuyển nhượng xác định xem giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bên kia là thật hay giả, thông tin ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là đúng hay sai; đất đai đang bị tranh chấp hay không.

Tự kiểm tra các thông tin, thông số trên sổ đỏ như thế nào?

Theo thông tư 23/2014/TT-BTNMT, người mua có thể kiểm tra sổ đỏ thật/giả dựa trên mã vạch được in tại cuối trang 4.
Mã vạch – MV được dùng để quản lý, tra cứu thông tin về Giấy chứng nhận và hồ sơ cấp Giấy chứng nhận.
Theo khoản 2 Điều 15 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, mã vạch có cấu trúc dưới dạng MV = MX.MN.ST

Related Posts

Sau 3 năm nghỉ việc ở VTV, cuộc sống của nữ BTV xinh đẹp bậc nhất giờ thế nào?

MC Huyền Châu đã rời VTV từ năm 2021, sau 16 năm gắn bó để tìm kiếm những cơ hội và trải nghiệm mới ngoài lĩnh vực…

Con trai đòi lấy vợ, phản ứng của DV Quốc Tuấn mới s-ố-c

Ở tuổi 21, Bôm là chàng trai trưởng thành, biết giúp đỡ việc nhà và làm vui lòng bố.Hơn 6 năm sau chương trình Điều ước thứ 7,…

Con gái trong bụng Nhật Kim Anh lai Tây? Chính chủ chính thức lên tiếng

Trải qua nhiều sóng gió, Nhật Kim Anh và chồng cũ Bửu Lộc giờ đây có mối quan hệ tốt đẹp. Biết tin vợ cũ sắp sinh…

Từ khi bố chồng mất, đêm nào mẹ chồng cũng đòi lên ngủ cùng vợ chồng tôi vì… sợ m-a. Đang tận hưởng cuộc sống của vợ chồng son thì bỗng nhiên mọi thứ trở nên xám xịt nhưng không muốn mẹ tr-ầ-m cả-m sau khi bố ra đi nên tôi đành nín nhận. Hôm đó chợt tỉnh giấc giữa đêm tôi gi-ậ-t nảy mình khi thấy bà đang lúi húi làm điều này ở góc phòng

 Kể từ ngày bố chồng mất, mẹ chồng tôi dọn lên phòng ngủ cùng vợ chồng vì bảo rằng đêm tối lạnh lẽo, lại sợ ma quấy…

Tôi là con một, mặc dù biết chồng tôi có bồ nhưng mẹ đ-ẻ vẫn quyết định cho anh thừa kế tài sản chỉ vì con rể đã nhiệt tình chăm sóc bà trong suốt bao nhiêu năm ốm nằm li-ệt một chỗ. Nghĩ cũng t-ứ-c, đường đường chính chính là con r-uộ-t mà tay trắng nhưng vì bà đã viết di chúc rồi nên tôi cũng chẳng ho he nửa lời. Vừa nhận được sổ đỏ, chồng tôi đem đi sang tên ngay nhưng khi đến nơi thì anh s-ố-c ng-ửa khi nghe nhân viên báo người đang đứng tên nhà đất chính là…

Tôi và anh quen nhau trong một buổi chiều mưa lất phất. Anh là người đàn ông điềm đạm, trầm tính, luôn cẩn thận trong từng lời…

Biết tôi có bồ nhưng vì đang UT giai đoạn cuối nên mẹ vợ cũng tặc lưỡi cho qua. Trong suốt nửa năm bà nằm viện, tôi vẫn một tay chăm sóc từng ly từng tí: thay bỉm, gội đầu, cũng chẳng ngại hôi khai, còn con r-uộ-t của bà thấy bẩn là tránh xa. Cảm kích trước sự nhiệt tình của chàng rể, mẹ đã di chúc toàn bộ nhà cửa, xe cộ cho, còn anh em bên nhà vợ trắng tay. Nhưng khi dở sấp giấy tờ ra đi công chứng thì tôi r-ợ-n ng-ườ-i khi biết sự thật ki-nh hoà-ng

 Hôm ấy, sau một thời gian dài mẹ vợ nằm viện, sức khỏe bà yếu dần, không qua khỏi. Tang lễ diễn ra trong sự tiếc thương…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *