×

Từ ngày 1.7.2024, những trường hợp này cần đi đổi thẻ Căn cước công dân sang thẻ Căn cước ngay

Luật Căn cước có hiệu lực từ ngày 1.7.2024, theo đó, một số trường hợp công dân cần đi đổi Căn cước công dân sang thẻ Căn cước ngay ở thời điểm này.

Quốc hội chính thức thông qua Luật Căn cước vào ngày 27.11.2023 và có hiệu lực từ ngày 1.7.2024. Theo đó, một số trường hợp công dân cần đi đổi Căn cước công dân sang thẻ Căn cước ngay ở thời điểm này.

Những trường hợp cần đi đổi Căn cước công dân sang thẻ Căn cước

Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, ngày 27/11/2023, Quốc hội đã thông qua dự án Luật Căn cước (có hiệu lực kể từ 1/7/2024). Với việc đổi tên gọi từ Luật Căn cước công dân (CCCD) sang luật Căn cước, thẻ CCCD cũng sẽ có tên gọi mới là Thẻ căn cước.

– Với người đang sở hữu Căn cước công dân

Điều 46 Luật Căn cước quy định về chuyển tiếp quy định rõ: Thẻ CCCD đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành (1/7/2024) có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ. Công dân khi có nhu cầu thì được cấp đổi sang thẻ căn cước. Như vậy có nghĩa là, mọi công dân không cần đổi thẻ CCCD, trừ khi có nhu cầu.


truong-hop-phai-doi-the-cccd-sang-cc-1
– Với người đang sở hữu CMND

Trường hợp CMND còn thời hạn sử dụng thì được sử dụng đến hết ngày 31/12/2024. Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ CMND, CCCD được giữ nguyên giá trị sử dụng; cơ quan nhà nước không được yêu cầu công dân thay đổi, điều chỉnh thông tin về CMND, CCCD trong giấy tờ đã cấp.

– Thẻ CCCD, CMND hết hạn sử dụng từ ngày 15/1/2024 đến trước ngày 30/6/2024 thì tiếp tục có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/6/2024.

Quy định về việc sử dụng CCCD, CMND trong các văn bản quy phạm pháp luật ban hành trước ngày luật này có hiệu lực thi hành được áp dụng như đối với thẻ căn cước cấp theo quy định của luật này.

Ý nghĩa của việc đổi mới quản lý dân cư

Việc sửa đổi Luật Căn cước công dân năm 2014 thành Luật Căn cước 2023 là một bước đột phá trong việc đổi mới quản lý dân cư, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao hiệu quả, giá trị sử dụng của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, thẻ căn cước công dân vào công tác quản lý nhà nước. Việc đổi mới quản lý dân cư có ý nghĩa như sau:

– Thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về căn cước nhằm tạo bước đột phá về chuyển đổi số ở nước ta. Qua đó, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu quốc gia về dân cư.

– Phục vụ cho việc xây dựng và phát triển Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là một trong những Cơ sở dữ liệu quốc gia trọng điểm theo Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để phát triển Chính phủ điện tử. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là nguồn thông tin chính xác và đầy đủ về toàn bộ công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch. Cơ sở dữ liệu này sẽ được liên kết và chia sẻ cho các cơ quan, tổ chức có nhu cầu sử dụng thông tin về dân cư để phục vụ cho công tác quản lý nhà nước, bảo đảm an ninh quốc gia, phòng chống tội phạm, cung cấp dịch vụ công và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
truong-hop-phai-doi-the-cccd-sang-cc-2
– Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của công dân, tạo điều kiện cho công dân tham gia vào các giao dịch điện tử một cách thuận tiện và an toàn. Căn cước công dân là công cụ xác minh danh tính và quyền lợi của công dân khi thực hiện các giao dịch điện tử với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Căn cước điện tử là một hình thức căn cước mới, phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới số. Căn cước điện tử sẽ giúp cho công dân không cần mang theo thẻ căn cước in khi thực hiện các giao dịch điện tử, mà chỉ cần sử dụng thiết bị di động hoặc thiết bị khác có khả năng kết nối internet.

– Đóng góp vào việc xây dựng một xã hội công bằng, văn minh, tiến bộ. Việc cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch là một biện pháp nhằm bảo vệ quyền con người, quyền công dân của nhóm đối tượng này. Đồng thời, việc lược bỏ vân tay và một số thông tin không cần thiết trên thẻ căn cước là một biện pháp nhằm tôn trọng quyền riêng tư của công dân, giảm thiểu rủi ro về việc lộ thông tin cá nhân khi sử dụng thẻ căn cước.

Related Posts

Cuộc sống kín tiếng của NSƯT Văn Báu chuyên vai cảnh sát

NSƯT Văn Báu tận hưởng tuổi già ở nhà vườn trên Ba Vì bên người vợ thứ 2 là một nhà thơ kém ông 6 tuổi.Gặp diễn viên…

Xuân Son ơi, nhìn mà xót xa quá: Khi đi khỏe mạnh, ngày về phải nằm trên cáng thế này

Trưa 6/1 (giờ Hà Nội), Nguyễn Xuân Son được đưa ra sân bay tại Thái Lan trong trạng thái nằm trên cáng, với cơ thể được che…

Từ nay: Người dân ra đường có cần mang theo bảo hiểm xe máy không?

Tháng 2/2025: Ra đường không đem theo bảo hiểm xe máy có bị CSGT phạt tiền, tịch thu xe không? Theo Điều 56 Luật Trật tự, An…

Người điều khiển xe máy sẽ bị phạt 14 triệu đồng nếu vi phạm lỗi này từ ngày 10/1/2025

Chính phủ ban hành Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông…

Từ 1/2025: Phải đáp ứng điều kiện này người dân mới được đi xe máy ra đường, nếu không có bị CSGT xử phạt lên tới 8 triệu đồng

Luật Trật tự an toàn giao thông và Nghị định 168/2024/NĐ-CP chính thức có hiệu lực đã có những quy định chặt chẽ khi tham gia giao…

Vợ Xuân Son bật khóc nói về tình trạng của chồng, nhìn ảnh chụp X-quang mà thương thay

Theo bác sĩ, chấn thương của cầu thủ bóng đá Nguyễn Xuân Son là loại chấn thương rất thường gặp, có thể xuất phát từ nhiều nguyên…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *