×

Từ năm 2024, chế độ tiền lương ngày lễ tết đã có sự thay đổi so với năm cũ, người dân mừng rỡ vì được nghỉ nhiều, lương lại cao

Tiền lương là một trong những điều kiện hàng đầu để thu hút người lao động. Ngoài tiền lương những ngày bình thường ra thì tiền lương nếu đi làm vào những ngày lễ tết cũng nên được quy định rõ trong hợp đồng lao động.

Nhiều người lao động đã chủ động tăng ca hay làm việc trong thời gian lễ tết nhưng lại không được trả lương một cách xứng đáng. Nhiều doanh nghiệp để cắt giảm chi phí của người lao động đã lờ đi những quyền lợi đáng ra người lao động nên được hưởng. Để bảo vệ quyền lợi của bản thân bạn nên cập nhật những quy định pháp luật mới nhất về chế độ lương thưởng cho người lao động. Bài viết hôm nay Luật sư X sẽ giải đáp những thắc mắc liên quan đến “Chế độ tiền lương ngày lễ, tết” của người lao động.

Căn cứ pháp lý

Số ngày nghỉ lễ, tết theo quy định tại Bộ luật lao động

Trong một năm người lao động có thể có rất nhiều các ngày nghỉ khác nhau nhưng không phải ngày nghỉ nào cũng được quy định là ngày lễ và ngày tết. Ngày lễ tết được quy định là những ngày nghỉ theo luật định và được áp dụng đối với tất cả người lao động trong tất cả các ngành nghề khác nhau. Trong một năm người lao động có thể có 6 kỳ nghỉ lễ khác nhau với số ngày nghỉ có sự điều chỉnh theo từng năm. Riêng đối với những người lao động nước ngoài thì sẽ được nghỉ thêm hia dịp lêc là dịp lễ cổ truyền nước họ và dịp quốc khánh nước họ. Vậy quy định cụ thể về số ngày nghỉ lễ, tết theo quy định tại Bộ luật lao động như thế nào?

Đối với người lao động (NLĐ) Việt Nam có rất nhiều ngày nghỉ lễ tết trong 1 năm. Căn cứ theo Điều 112, Bộ luật lao động năm 2019, người lao động được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương trong ngày như sau:

– Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 1/1 dương lịch), tuy nhiên lịch nghỉ tết dương 2023 NLĐ được nghỉ 3 ngày;

– Tết Âm lịch: 05 ngày, tuy nhiên năm 2023 NLĐ sẽ được nghỉ chính thức là 7 ngày

– Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30/4 dương lịch);

– Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 1/5 dương lịch);

– Quốc khánh: 02 ngày (ngày 2/9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

– Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

Đối với NLĐ là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam còn có thêm 02 ngày nghỉ lễ gồm:

01 ngày Tết cổ truyền dân tộc của nước họ.
01 ngày Quốc khánh của nước họ.

Căn cứ theo quy định này người lao động dễ dàng xác định được số ngày nghỉ lễ tết của mình làm căn cứ tính lương làm thêm giờ.

Chế độ tiền lương ngày lễ tết

Những dịp lễ tết là dịp để người lao động có thể đoàn tụ, sum vầy cùng gia đình hay vui chơi thư giãn sau những ngày lao động vất vả. Nhưng đối với nhiều người hoặc nhiều ngành nghề thì việc nghỉ lễ sẽ có những khó khăn nhất định nên thay vì lựa chọn nghỉ lễ họ có xu hướng lựa chọn đi làm vào những dịp lễ như thế này. Càng ngày việc đi làm vào các dịp nghỉ lễ tết lại càng phổ biến nhất là trong những ngành dịch vụ khi mà mật độ khách hàng có sự tăng cao và nhân lực thì khan hiếm. Vậy làm thế nào để bạn có thể biết được mức tiền lương vào ngày lễ tết như thế nào là hợp lý và phù hợp với quy định của pháp luật. Mời bạn tham khảo thông tin sau.

Trong trường hợp người lao động và người sử dụng lao động có thỏa thuận làm việc vào ngày nghỉ lễ tết thì lương làm thêm giờ sẽ được tính căn cứ theo Điều 98, Bộ luật lao động 2019. Lương làm thêm giờ ngày lễ tết sẽ có sự phân biệt giữa giờ làm ban ngày và giờ làm ban đêm như sau:

– Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% (chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương) đối với người lao động hưởng lương ngày.

– Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.

– Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định nêu trên, còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc của ngày nghỉ lễ, tết.

Công thức tính lương làm thêm giờ đối với ngày lễ tết

Căn cứ theo hướng dẫn tại Điều 55, Nghị Định 145/2020/NĐ-CP tiền lương làm thêm giờ ngày lễ tết được tính như sau:

(1) Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian:

Tiền lương làm thêm giờ ngày lễ tết = Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 300% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm x Số giờ làm thêm.

(2) Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm:

Tiền lương làm thêm giờ = Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 300% so với đơn giá tiền lương sản phẩm x số sản phẩm làm thêm.
Chế độ tiền lương ngày lễ, tếtChế độ tiền lương ngày lễ, tết

Công thức tính tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm ngày lễ tết

Làm thêm giờ vào ngày lễ tết có thể tính mức lương như trên vậy nếu bạn làm thêm giờ vào ban đêm thì mức lương này có sự thay đổi hay không? Câu trả lời là có. Khi bạn làm them giờ vào ban đêm ở những ngày bình thường mức lương của bạn cũng đã có sự điều chỉnh thay đổi theo chiều hướng tăng lên còn vào những ngày lễ mức lương này sẽ được tính bằng 300% so với mức lương tăng ca trong những ngày thông thường. Điều này giúp các doanh nghiệp khuyến khích người lao động tham gia làm việc tăng gia sản xuất vào những dịp lễ tết như thế này. Công thức tính tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm ngày lễ tết như sau:

Căn cứ theo hướng dẫn tại Điều 57, Nghị Định 145/2020/NĐ-CP tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm được tính như sau:

(1) Đối với NLĐ hưởng lương theo thời gian, tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm được tính như sau:

Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm = [(Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 300%) + (Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 30%) + (20% x Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày làm việc của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương)] x Số giờ làm thêm vào ban đêm.

(2)  Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm ngày lễ tết được tính như sau:

Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm = [(Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 300%) +  (Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 30%) + (20% x Đơn giá tiền lương sản phẩm vào ban ngày của ngày làm việc của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương)] x Số sản phẩm làm thêm vào ban đêm.

Có thể thấy lương làm thêm giờ của người lao động vào ngày nghỉ lễ tết là rất cao so với lương của ngày làm việc thông thường. Người lao động làm việc trong ngày lễ, tết lưu ý để không bị thua thiệt trong quá trình thỏa thuận với người sử dụng lao động.

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Chế độ tiền lương ngày lễ, tết”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý tư vấn soạn thảo biên bản thừa kế đất đai. cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

 Hưởng lương khi đi làm ngày nghỉ lễ, tết năm 2023 như thế nào?

Cứ đến ngày nghỉ, lễ tết người lao động sẽ được nghỉ mà vẫn hưởng nguyên lương. Tuy nhiên, trong trường hợp người lao động vẫn đi làm vào những ngày này thì lương của những ngày này sẽ được tính như thế nào?
Điều 98 Bộ luật lao động 2019 quy định về tiền lương làm thêm giờ. Đây là một quy định nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi của người lao động thông qua việc quy định trách nhiệm đối với phía doanh nghiệp, người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động sẽ phải trả lường cho thời gian làm thêm giờ cao hơn so với thời gian làm việc bình thường gắn với hình thức trả lương (trả lời theo thời gian hoặc trả lương theo sản phẩm) và tính chất thời gian làm việc: làm việc vào ban đêm hay làm việc vào ban ngày:
– Làm thêm giờ vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
– Làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần, ít nhất bằng 200%;
– Làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Nếu người lao động làm việc·vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giản tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
Nếu người lao động làm thêm giờ và làm vào ban đêm thì ngoài việc được trả lương theo quy định nêu trên, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ lễ tết.

Tiền lương làm thêm giờ ngày lễ đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm?

Tiền lương làm thêm giờ =  Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường x  300% x Số sản phẩm làm thêm
Trong đó:
Mức ít nhất 300% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phầm làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương.
Người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết. Trường hợp làm thêm giờ vào ngày nghỉ bù khi ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hàng tuần.

Tính lương ngày nghỉ bù lễ năm 2023 như thế nào?

Khoản 3 Điều 111 Bộ luật lao động 2019 quy định “Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại Khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hàng tuần vào ngày làm việc kế tiếp”.
Theo quy định này, có thể hiểu rằng nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc.
Khoản 3 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định: “3. Người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết. Trường hợp làm thêm giờ vào ngày nghỉ bù ngày lễ tết trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hàng tuần”
Thông thường, khi nghỉ hàng tuần, người lao động không được hưởng lương. Nhưng nếu người lao động làm thêm giờ vào ngày nghỉ này thì được hưởng 200% tiền lương so với ngày lao động làm việc bình thường.

Related Posts

Từ 1/5/2025: Người dân mua bảo hiểm xe máy loại 10 nghìn đồng không bị CSGT xử phạt?

Sử dụng bảo hiểm xe máy giá rẻ, người dân có bị xử phạt không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!Bảo hiểm xe…

Năm 2025: Chuyển đổi từ đất vườn lên đất thổ cư chỉ phải nộp khoản phí này, ai cũng nên nắm rõ để không mất tiền oan

Nhu cầu chuyển đổi đất vườn lên đất thổ cư của người dân ngày một tăng lên. Từ bây giờ, khi chuyển đổi từ đất vườn lên…

H/O/T nhất tuần qua: Tr;;anh c;;ãi nảy l;;;ửa chuyện vượt đèn đỏ nhường đường xe ưu tiên dễ bị CSGT phạt nguội, muốn ‘bình an’ phải có bằng chứng chứng minh ‘nhường đường đúng’, chủ phương tiện chỉ biết ‘kêu trời’

Khi camera giám sát giao thông và cả ‘camera chạy bằng cơm’ ở khắp các giao lộ, nhiều người thắc mắc: vượt đèn đỏ để nhường đường…

Tuân thủ theo chỉ dẫn của CSGT điều tiết giao thông; vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên nhưng vẫn bị phạt nguội: Nhiều tài xế đắn đo, chán nản ‘nhiều lúc chả biết đâu mà lần’

Đi theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông nhưng có trường hợp tài xế bức xúc vì bị phạt nguội với hành vi không tuân…

Đang dừng đèn đỏ nhưng CSGT vẫy xe đi để điều tiết giao thông liệu có bị phạt nguội? Nhiều người nghe giải đáp xong vẫn không dám làm theo: Sợ chứ, 20 triệu/lần cơ mà!

Đèn đỏ nhưng CSGT vẫy xe đi để điều tiết giao thông liệu có bị phạt nguội? Nhiều trường hợp, người dân đang dừng đèn đỏ nhưng CSGT…

Từ hôm nay trở đi: Những trường hợp này đi xe máy ra đường sẽ bị CSGT tịch thu phương tiện vĩnh viễn, cập nhật ngay để biết mình có ‘dính’ lỗi nào không

Các lỗi giao thông nào sẽ bị tịch thu xe máy từ năm 2025? Những hành vi nào người lái xe, người được chở trên xe máy…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *