Nhiều người cho rằng ăn bưởi sau khi uống rượu sẽ giúp giải rượu nhanh hơn nhưng thực tế lại không phải như vậy.
Vì sao không nên ăn bưởi sau khi uống rượu?
Bưởi là loại trái cây có giá trị dinh dưỡng cao, mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Theo Đông y, bưởi có thể dùng làm thuốc trừ phong hóa đờn, trị ho, ngừa rối loạn tiêu hóa. Bưởi có chứa nhiều vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể, giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện vấn đề sức khỏe.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chúng ta nên tránh ăn bưởi. Nhiều người cho rằng bưởi mọng nước, giàu vitamin C nên có thể sử dụng để giải rượu. Tuy nhiên, loại quả này có chứa hợp chất furanocoumarin có tác dụng làm tăng men ruột, khiến độc tính của ethanol trong rượu bia cũng tăng lên và làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Do đó, bạn nên chờ 48h sau khi uống rượu bia thì mới ăn bưởi.
Ngoài trường hợp mới uống rượu bia, người đang sử dụng thuốc cũng nên tránh ăn bưởi vì nó có thể làm giảm tác dụng của thuốc. Người bệnh có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng loại trái cây này để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
Một số tác dụng của bưởi đối với sức khỏe
Bưởi mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ngoài phần múi, vỏ bưởi và hạt bưởi đều có tác dụng nhất định trong cuộc sống hàng ngày.
Theo y học cổ truyền, vỏ bưởi có vị đắng, cay thơm, tính bình. Phần vỏ bưởi này có tác dụng trừ phong, hóa dờn, tiêu phù thũng. Hiện nay, vỏ bưởi thường được dùng để làm các loại dầu gội đầu thảo dược hoặc phần tinh dầu vỏ bưởi được chiết xuất để dưỡng tóc, kích thích mọc tóc.
Tinh dầu vỏ bưởi có tác dụng trị tình trạng ăn uống không tiêu và nôn nghén ở phụ nữ. Ngoài ra, nó còn có thể sử dụng để trị chứng hôi miệng. Muốn giảm mùi khó chịu ở khoang miệng, bạn hãy lấy một ít vỏ bưởi khô nấu lấy nước, thêm một ít muối để súc miệng hàng ngày. Sau một tuần sử dụng, bạn có thể thấy hiệu quả.
Ngoài ra, người ta có thể sử dụng vỏ bưởi kết hợp với các loại thảo mộc khác để đun nước xông giải cam.
Treo vỏ bưởi trong nhà hoặc đốt vỏ bưởi để xông nhà cũng là một cách giúp xua đuổi các loại côn trùng có hại.
Vỏ bưởi cũng có thể sử dụng để làm mứt, nấu chè, làm gởi hay các loại nem chay.
Phần hạt của quả bưởi cũng có tác dụng tốt mà nhiều người chưa biết. Nghiên cứu cho thấy, hạt bưởi chứa chất xơ pectin có khả năng hòa tan trong nước. Chất này có khả năng giảm hấp thu cholesterol và lipid, giúp cầm máu, chống táo bón, hỗ trợ kiểm soát đường huyết, bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Bạn có thể lấy khoảng 20 hạt bưởi tươi cho vào cốc nước sôi 70 độ C, lượng nước vừa đủ ngập hết hạt bưởi. Dùng đũa đánh liên tục đến khi thấy phần nước sánh lại. Lọc phần nước đã sánh đặc để ra cốc riêng. Tiếp tục thêm nước vào phần hạt bưởi đó và dánh tiếp, lọc khoàng 3-4 lần, đến khi sờ thấy hạt bưởi hết nhầy thì dừng lại.
Sử dụng phần nước lọc được trực tiếp. Có thể sử dụng sau bữa ăn chính khoảng 1 tiếng, một ngày dùng 2 lần để hỗ trợ việc giảm cân. Mỗi ngày uống 20-30ml dung dịch pectin sẽ giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa.