×

Không chịu di dời vì chê tiền bồi thường 13 tỷ đồng, gia đình sống trong khổ sở khi căn nhà trở thành “kỳ quan”

Hơn 13 năm trước, một làn sóng giải phóng mặt bằng và tái định cư đã diễn ra ở Quảng Châu (Trung Quốc).

Chủ căn nhà nhỏ chỉ 30m2 ra giá bồi thường cao ngất ngưởng khiến cây cầu vượt biển phải chuyển hướng. Hiện tại gia đình này ra sao?

Không chịu di dời vì chê tiền bồi thường 13 tỷ đồng, gia đình sống trong khổ sở khi căn nhà trở thành kỳ quan - Ảnh 1.

Hộ duy nhất không chịu di dời

Nhà của Lương Dung ở quận Hải Châu, một khu dân cư cũ thuộc thành phố Quảng Châu (Quảng Đông, Trung Quốc).

Người dân quận Hải Châu từ bao đời nay đều sống dựa vào biển, cuộc sống tuy không giàu có nhưng ổn định. Cuộc sống yên bình này bị phá vỡ bởi một sự kiện lớn.

Kể từ năm 2010, chính quyền thành phố Quảng Châu đã quyết định xây dựng một cây cầu vượt biển. Tuy nhiên, việc xây dựng cây cầu gặp phải một vấn đề: Làm thế nào để thuyết phục Lương Dung và gia đình cô di dời.

Không chịu di dời vì chê tiền bồi thường 13 tỷ đồng, gia đình sống trong khổ sở khi căn nhà trở thành kỳ quan - Ảnh 2.

Lương Dung nói chuyện với phóng viên

Nhà của Lương Dung chỉ rộng hơn 30m2. Đối với Lương Dung, ngôi nhà này chứa đựng những kỷ niệm của gia đình và cô không muốn rời khỏi nơi này. Đó chính là lý do khiến cô đã từ chối ngay khi nhân viên chính quyền đến đưa ra đề nghị giải phóng mặt bằng.

Sự kiên trì của Lương Dung đã khiến công việc phá dỡ đi vào bế tắc.

Theo chính sách bồi thường, hộ dân sẽ nhận được căn nhà có giá trị tương đương và trợ cấp tái định cư 8.000 NDT (hơn 27 triệu đồng) mỗi mét vuông, tính theo diện tích của căn nhà hiện tại. Theo giá nhà ở Quảng Châu vào thời điểm đó và mức trợ cấp, gia đình Lương Dung có thể nhận được số tiền bồi thường là 2 triệu NDT (hơn 6,8 tỷ đồng).

Không ngờ, Lương Dung lại yêu cầu chính quyền bồi thường 8 triệu NDT (hơn 27,3 tỷ đồng), nếu không sẽ không đồng ý chuyển đi.

Thời gian trôi qua, hàng xóm xung quanh lần lượt rời đi, chỉ còn lại gia đình Lương Dung ở trong căn nhà cũ.

Không chịu di dời vì chê tiền bồi thường 13 tỷ đồng, gia đình sống trong khổ sở khi căn nhà trở thành kỳ quan - Ảnh 3.

Không chịu di dời vì chê tiền bồi thường 13 tỷ đồng, gia đình sống trong khổ sở khi căn nhà trở thành kỳ quan - Ảnh 4.

Để đẩy nhanh tiến độ của dự án, chính phủ đã nhiều lần đến đàm phán và liên tục tăng số tiền bồi thường, cuối cùng lên tới 4 triệu NDT (hơn 13,6 tỷ đồng). Nhưng Lương vẫn nhất quyết đòi 8 triệu NDT và không nhân nhượng. Cô tin rằng ngôi nhà của mình là báu vật phong thủy và có giá trị hơn rất nhiều so với giá tiền.

Nỗi khổ khi trở thành kỳ quan

Với sự thiếu hợp tác của Lương, chính phủ đã quyết định bỏ qua nhà cô và tiến hành xây dựng cây cầu. Đội thi công đã sửa lại thiết kế ban đầu và tách cây cầu thành hai đi qua nhà Lương rồi hợp lại sau khi đi qua đó.

Không chịu di dời vì chê tiền bồi thường 13 tỷ đồng, gia đình sống trong khổ sở khi căn nhà trở thành kỳ quan - Ảnh 5.

Chính phủ còn đặc biệt đào một hầm cầu để đảm bảo cho việc đi lại của gia đình Lương. Không chỉ vậy, những bức tường cách âm cũng được lắp đặt và các nhu cầu sinh hoạt như chiếu sáng, cấp nước, cấp điện cũng không thể thiếu.

Đáng tiếc Lương lại không hề nhận ra giá trị của những điều mà chính phủ cho mình.

Cuối cùng, tháng 8/2020, cây cầu chính thức hoạt động, khi đó Lương mới nhận ra sự bao dung của chính quyền cũng như sự vô lý của chính mình.

Ngôi nhà cũ mà Lương Dung không chịu chuyển đã trở thành kỳ quan vì được bao quanh bởi cây cầu. Vì có hình dạng giống con mắt nên người ta gọi đùa nó là “Mắt Hải Châu”.

Ngôi nhà sau đó đã trở thành địa điểm nổi tiếng và khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới đổ xô đến xem và chụp ảnh.

Không chịu di dời vì chê tiền bồi thường 13 tỷ đồng, gia đình sống trong khổ sở khi căn nhà trở thành kỳ quan - Ảnh 6.

Không chịu di dời vì chê tiền bồi thường 13 tỷ đồng, gia đình sống trong khổ sở khi căn nhà trở thành kỳ quan - Ảnh 7.

Du khách lũ lượt đến tham quan kỳ quan “Mắt Hải Châu” – nhà của Lương Dung

Khi dòng người hiếu kỳ ngày càng tăng, áp lực giao thông và tình hình an ninh ở đây ngày càng trở nên tồi tệ.

Đặc biệt trong những ngày nghỉ lễ, lượng lớn ô tô cá nhân thường xuyên đậu hai bên đường, thậm chí chiếm cả lòng đường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao thông bình thường.

Hơn nữa, một số khách du lịch đã chặn đường hầm cầu, cản trở nghiêm trọng việc đi lại của gia đình Lương.

Mặc dù cảnh sát đã tăng cường tuần tra nhưng về cơ bản vẫn khó giải quyết được vấn đề.

GIF.

Ngoài những nguy cơ về an toàn giao thông, tiếng ồn và rác thải cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày của Lương.

Ngày nay, “Mắt Hải Châu” đã trở thành địa điểm du lịch nhưng gia đình Lương lại sống một cuộc sống tù túng, không một phút yên ổn.

Related Posts

Những trường hợp cần đi cấp đổi lại Sổ Đỏ năm 2025

Từ 1/1/2025 không còn cấp Sổ đỏ hộ gia đình?Luật Đất đai số 31/2024/QH15 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025.Trước đây, hộ gia đình là…

8 loại xe được lắp đặt đèn, còi của xe ưu tiên từ 2025

Trong đó, Nghị định quy định các loại xe được lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe ưu tiên tại Điều 18 gồm:1….

Hé lộ vụ minh tinh ‘Trái tim mùa thu’ ly hôn vì chồng QRTD chị gái của cô nhiều lần

Nữ diễn viên Sun Woo Eun Sook đã đệ đơn ly hôn phát thanh viên Yoo Young Jae. Xung quanh câu chuyện còn có nhiều tình tiết…

Cuộc đời cô đơn của mỹ nhân ‘Trái tim mùa thu’

Mặc dù sở hữu nhan sắc ấn tượng lại có khả năng diễn xuất tốt nhưng cả Moon Geun Young lẫn Kim Ah Joong đều kém may…

T-iểu t-am trơ trẽn nhất lịch sử Hàn và mỹ nam ‘Trái tim mùa thu’

Nữ diễn viên Kim Min Hee có cơ hội hợp tác đóng chung quảng cáo với đàn anh Won Bin vào năm 1999.Năm 1999, Kim Min Hee…

Song Hye Kyo cay đắng thừa nhận 1 chuyện liên quan đến giới tính

Nữ diễn viên Song Hye Kyo và đàn anh Yoo Jae Suk từng có cơ hội làm việc chung ở chương trình “Music Bank” trong quá khứ….

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *