Sau khi cô giáo giải thích, phụ huynh chợt nhận ra và tỏ ra xấu hổ.
Chúng ta đều biết rằng trẻ em cần ngủ đủ giấc, vì vậy chúng sẽ được thiết lập thời gian ngủ trưa sau bữa ăn ở trường mẫu giáo. Thông thường, các trường sẽ cho mỗi bé một chiếc giường hoặc nệm riêng để có sự riêng tư giúp trẻ ngủ ngon hơn. Tuy nhiên mới đây, bức ảnh ngủ trưa được giáo viên gửi cho phụ huynh trong nhóm chung đã khiến nhiều người phản đối. Các bậc phụ huynh bày tỏ sau khi xem bức ảnh này họ cảm thấy rất khó chịu nên đã yêu cầu giáo viên giải thích.
Nguyên nhân là do trong ảnh, các em học sinh ngủ quay đầu, chân hướng vào nhau, nhiều phụ huynh cho rằng điều này rất mất vệ sinh. “Chân em này có thể đạp vào mặt em kia, ai lại sắp xếp việc ngủ trưa cho học sinh vô lý như vậy”, một người lên tiếng.
Nhưng sau khi cô giáo giải thích, phụ huynh chợt nhận ra và tỏ ra xấu hổ.
Giáo viên mầm non thẳng thắn cho rằng việc bố trí học sinh ngủ như vậy là có lý do. Trước hết, các học sinh còn nhỏ, dễ thì thầm với nhau trong lúc ngủ, điều này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của chính em mà còn ảnh hưởng đến các học sinh còn lại. Để tay và chân hướng vào nhau sẽ tránh được tình trạng này.
Thứ hai, môi trường hiện nay đang trong giai đoạn đặc biệt, khi chuyển mùa học sinh rất dễ mắc bệnh cúm, việc sắp xếp chỗ ngủ như vậy cũng là vì sức khỏe và sự an toàn của các em.
Sau khi nghe cô giáo giải thích, nhiều phụ huynh cảm thấy ngộ ra. Một số người cũng cho biết họ nhất định sẽ cho học sinh tắm, rửa chân và đi tất sạch.
Cả cha mẹ và cô giáo đều không muốn nhìn thấy con trẻ bị tổn thương, vì vậy khi giao tiếp, bạn cũng nên đặt mình trong vị trí của giáo viên/phụ huynh và cố gắng tránh những lời lẽ xúc phạm gây tổn thương cho đối phương.
Đầu tiên, hãy học cách tìm hiểu rõ nguyên nhân trước khi chỉ trích, đừng để cảm xúc của tiêu cực ảnh hưởng đến mối quan hệ với giáo viên. Nhiều khi, có những trường hợp cha mẹ không cần phải chất vấn thầy cô mà có thể tự giải quyết ở nhà với con.
Bên cạnh đó, khi có vấn đề phát sinh, nên hỏi trực tiếp giáo viên chứ khoan làm “rùm beng” trong nhóm lớp. Mọi thứ sẽ luôn trở nên tốt hơn sau những lần sửa chữa và điều chỉnh liên tục, điều này đòi hỏi sự nỗ lực đồng hành của phụ huynh và giáo viên.