Khi biết tin chàng trai Trần Sinh được nhận vào Đại học Bắc Kinh, cả ngôi làng ở tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) đã cùng nhau gom những tờ tiền lẻ cho nam sinh làm chi phí đi lại. Gần 40 năm sau, Trần Sinh trở về và báo đáp ân tình cả làng.
Tháng 3/2018, dân làng Quản Hồ, huyện Toại Khê, Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) nhận được tin rằng một người sẽ tặng miễn phí cho mỗi hộ gia đình một căn biệt thự lớn.
Người đàn ông tên Trần Sinh đã bỏ ra 200 triệu NDT (khoảng 683,6 tỷ đồng) để xây dựng cẩn thận 138 căn biệt thự sang trọng được bố trí gọn gàng, cân đối như một thị trấn cổ tích. Câu chuyện phía sau dần được hé lộ.
Đỗ đại học, nức lòng cả ngôi làng nghèo
Làng Quản Hổ nằm ở phía Tây Nam tỉnh Quảng Đông có “truyền thống” nghèo khó sâu sắc. Dù nhiều nỗ lực cải cách và mở cửa nhưng sự phát triển ở đây bị tụt lại và đời sống người dân vẫn rất khó khăn. Đây trở thành “ngôi làng nghèo nhất tỉnh”.
Mùa hè năm 1980, một lá thư đã thắp sáng ngôi nhà lợp ngói bùn của gia đình họ Trần. Trần Sinh, chàng trai giản dị và siêng năng sinh năm 1962, kìm nén sự phấn khích trong lòng và nhẹ nhàng mở phong bì với đôi tay run rẩy. Khi 4 chữ “Đại học Bắc Kinh” hiện ra, cả gia đình ngồi bên bàn ăn giản dị đều ngây ngất, nước mắt và tiếng cười đan xen.
Tin tức lan truyền đến mọi ngóc ngách. Việc lần đầu tiên một người dân trong làng đỗ đại học, mà lại là đại học số 1 Trung Quốc làm nức lòng cả ngôi làng nhỏ.
Khi dân làng đến nhà Trần Sinh để chúc mừng, mẹ cậu lại buồn rầu nói: “Không có tiền đi lại, thi đậu có ích lợi gì?”.
Thực tế, trong nhà chẳng có gì khác ngoài bốn bức tường lốm đốm vết mốc. Trần Sinh mất cha khi mới 6 tuổi, gánh nặng dồn hết lên vai mẹ và các em trai cũng bỏ học sớm. Nghịch cảnh đã tôi luyện và thôi thúc chàng trai càng học tập chăm chỉ hơn để đổi đời.Nhận thấy công việc nhà nước thu nhập quá ít ỏi để thực hiện lời hứa năm xưa với dân làng, Trần Sinh đã chuyển sang kinh doanh.
Dân làng đã tập hợp lại để thảo luận kế hoạch giúp đỡ. Một người dân đã quyên góp 20 NDT- tương đương tiền lương của một người lao động bình thường trong hai tháng làm việc chăm chỉ vào thời điểm đó.
Số tiền được người dân làng Quản Hổ tằn tiện tiết kiệm nhưng sẵn lòng quyên góp. Họ biết rằng không dễ để một đứa trẻ trong làng vào đại học nên không hề do dự. Những tờ tiền lẻ đã gói gọn cả một mối tình nặng trĩu.
Trước khi rời làng nhập học, Trần Sinh nói với những người dân làng đến tiễn mình: “Cháu nhất định sẽ không phụ sự mong đợi của mọi người, cháu nhất định sẽ báo đáp mọi người”. Trần Sinh đã lập lời thề trong lòng: Ngay khi thành đạt, ông sẽ báo đáp lòng tốt của cả dân làng.
“Tôi đọc sách mỗi ngày. Tôi bận rộn cho đến khi màn đêm buông xuống, đèn mờ đi, tôi không muốn nằm xuống giường nghỉ ngơi. Cuối tuần, các bạn cùng lớp đều ra ngoài tận hưởng thời gian thư giãn nhưng tôi luôn vào thư viện với cuốn sổ trên tay”, Trần Sinh chia sẻ lại khoảng thời gian tại Đại học Bắc Kinh.
Bỏ ‘bát cơm sắt’ chuyển sang kinh doanh
Năm 1984, sau khi tốt nghiệp đại học, Trần Sinh xuất sắc giành được “bát cơm sắt” (chỉ sự đảm bảo và ổn định trong công việc khối nhà nước), trở thành viên chức với mức lương 68 NDT/tháng.
Vào một dịp Tết, Trần Sinh trở về quê hương và bị sốc khi biết em trai có thể kiếm được 30 NDT/ ngày nhờ nuôi gà. Ông hiểu rằng chỉ dựa vào đồng lương ít ỏi này sẽ không thể thực hiện được lời hứa năm xưa.
Trần Sinh, 28 tuổi, đổ hết tiền tiết kiệm vào trồng trọt và buôn bán. Ông đã kiếm được một triệu đô la trong vòng chưa đầy một năm. Năm 1993, ông thành lập công ty bất động sản tại quê nhà. Là sinh viên xuất sắc của Đại học Bắc Kinh, Trần Sinh có cái nhìn sâu sắc, thấy triển vọng thịnh vượng của bất động sản trong tương lai.“Tôi mong mọi người chăm lo cho thế hệ con cháu để chúng có điều kiện học hành và thành công. Tôi hi vọng sẽ có hàng trăm Trần Sinh để làng của chúng ta ngày càng phát triển”. ông phát biểu tại lễ đại tân gia.
Nhiều năm sau, Trần Sinh trở thành nhà phát triển hàng đầu tại Trạm Giang, với khối tài sản công ty lên tới hàng trăm triệu nhân dân tệ. Sau vài năm, ông rời bỏ ngành bất động sản và đặt mục tiêu vào thị trường đồ uống, thành lập một công ty rượu, bán rượu và các loại đồ uống khác tốt cho sức khỏe.
Chưa dừng lại ở đó, năm 2007, Trần Sinh giới thiệu “Lợn bản địa số 1” – thương hiệu thịt lợn chất lượng cao nổi tiếng khắp Trung Quốc. Hiện nay, sản phẩm này đã có mặt tại 30 tỉnh và thành phố lớn ở đất nước tỷ dân, đạt doanh thu hàng tỷ nhân dân tệ mỗi năm.
Đạt được thành công lớn trong sự nghiệp, Trần Sinh không quên lời hứa với dân làng và quyết định báo đáp lòng tốt của họ. Với sự thành công của thương hiệu thịt lợn của riêng mình, ông đã xây dựng một trang trại nuôi lợn bản địa lớn tại làng và giao cho dân làng chăm sóc.
Trần Sinh cũng tự bỏ tiền túi ra 200 triệu NDT (khoảng 683,6 tỷ đồng) để xây biệt thự cho mỗi hộ gia đình, tổng cộng là 138 căn. Mỗi căn đều có quy mô và kiểu dáng tương tự nhau với diện tích khoảng 300m2/căn.
“Việc xây biệt thự và tạo kế sinh nhai cho mọi người khiến tôi rất hạnh phúc. Tôi mong mọi người chăm lo cho thế hệ con cháu để chúng có điều kiện học hành và thành công. Tôi hi vọng sẽ có hàng trăm Trần Sinh để làng của chúng ta ngày càng phát triển”, ông phát biểu trong buổi lễ tân gia của cả làng.