Nếu bạn chưa biết làm thế nào để bánh chưng có màu xanh đẹp mắt thì cùng tham khảo bí quyết dưới đâ
Bánh chưng xanh là một món không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Vì vậy, việc gói bánh chưng sao cho thật đẹp thật xanh mướt tự nhiên cũng được chú trọng hơn cả để dung hòa ý nghĩa trọn vẹn hơn. Nếu bạn chưa biết làm thế nào để bánh chưng có màu xanh đẹp mắt thì cùng tham khảo bí quyết dưới đây.
Bí quyết để bánh chưng có màu xanh đẹp mắt
Để có một chiếc bánh chưng xanh đúng nghĩa, thơm ngon và giữ được lâu thì tất cả mọi khâu cần phải hoàn hảo.
+ Chọn lá dong
Cần phải biết cách phân biệt lá dong nếp và lá dong tẻ. Về hình dạng lá nếp thường hơi phình ra ở phần cuống, cuống nhỏ, hai mặt trái phải có màu xanh đậm nhạt khác nhau. Trong khi đó loại lá tẻ chỉ có một màu xanh ngắt, lá dẹt, dài, cuống to, lá nổi gân đậm, lá giòn, dễ rách. Gói phải loại lá này bánh sẽ không thơm. Khi chọn tốt nhất nên mua loại lá nếp, chọn được loại phình ở đuôi càng tốt. Tuyệt đối tránh mua các loại lá dong to như lá chuối.
Lá dong mua về phải được rửa sạch và nhẹ nhàng từng lá một qua nhiều nước, sau đó dùng khăn sạch lau từng chiếc lá. Trước khi gói bánh bạn nên chần lá qua nước sôi để diệt hết mầm nấm mốc, rồi lại lau sạch lần nữa cho ráo nước. Thường khi kỹ, sẽ tùy vào thời tiết mà bạn dùng số lượng lá gói mỗi chiếc bánh khác nhau, thông thường người ta chỉ sử dụng 4 lá để gói bánh, nhưng ở 1 số nơi nếu trời mát thì dùng 6 lá, còn trời nóng phải dùng 10 lá để bảo quản tốt hơn.
+ Chọn gạo nếp
Dĩ nhiên, loại gạo gói bánh chưng ngon nhất sẽ là loại nếp cái hoa vàng. Ngâm nếp trong nước dứa (lá nếp) từ 1 đến 3 giờ hoặc vắt nước cốt chanh vào nếp trước khi gói, như vậy bánh sẽ mau chín hơn, và có màu xanh tự nhiên đẹp hơn. Nếu ngâm nhiều qua đêm sẽ làm gạo bị chua. Đặc biệt ngâm trong nước ấm với thời gian lâu như thế sẽ làm bở mất hạt gạo.
Ở một vài làng quê nước ta hiện nay, để gạo bánh chưng xanh hơn thì người dân vẫn nhuộm gạo nếp bằng cách lấy lá riềng rửa sạch, giã nhỏ rồi vắt lấy nước. Tương truyền cách làm này sẽ khiến mùi gạo nếp thơm hơn, bánh cũng sẽ xanh từ trong ra ngoài và để cả nửa tháng không sợ chua.
+ Luộc bánh
Trước khi luộc bánh nên đặt một chiếc rổ nhỏ xuống đáy nồi, mục đích tránh bị khét, hạn chế nước ngấm nhiều vào bánh. Đồng thời lấy các lá bánh chưng hay các đoạn lá cắt thừa lót xuống đáy nồi và xung quanh cạnh nồi. Thời gian luộc bánh cần từ 8 đến 10 tiếng. Khi nấu bánh chưng cho vào một ít thuốc tiêu NaHCO3, cũng như khi luộc rau cho một ít thuốc tiêu vào sẽ giữ màu xanh đẹp mắt hơn.
Bí quyết luộc bánh chưng thơm, ngon, nhừ
Trước khi xếp bánh vào luộc, bạn nhớ xếp dưới đáy nồi lạt hoặc các sống lá dong để chèn ở dưới. Hành động này giúp cho bánh chưng không bị cháy ở đáy nồi, làm nước luộc còn xanh hơn nữa.
Nồi bánh phải đủ lửa để nước luôn sôi, không bao giờ được thiếu nước nên có thùng tiếp nước bên cạnh. Bạn không được đổ nước lạnh vào khi tiếp nước cho nồi bánh chưng, nước lạnh sẽ làm bánh nửa chín nửa sống, bị lại gạo sau này.
Đủ 12 giờ đun bếp củi thì bánh chín, đảm bảo sẽ không bị “lại gạo”, bị sượng sau này. Bánh chưng vớt ra nghi ngút khói, để nguội trong cái lạnh giao mùa, ngấm sương đêm và hương vị đất trời. Sau khi vớt bánh ra, xếp thành nhiều lớp, dùng một vật nặng để ép cho ra nước. Thường dùng miếng gỗ phẳng, hoặc mâm đè lên các lớp bánh sau đó là dùng 1 vật nặng vừa phải để lên trên sẽ làm bánh được ép rền, phẳng, chắc mịn.