×

Từ nay trở đi: Lái xe máy mắc 3 lỗi này sẽ không bị x-ử ph-ạt, không biết quá phí

Theo quy định của Luật giao thông đường bộ thì trường hợp xe máy mắc những lỗi dưới đây sẽ không bị xử phạt.

Xe máy không có gương chiếu hậu bên phải

Gương chiếu hậu là linh kiện được lắp đặt hai bên gần tay lái tại phía đầu xe máy. Gương chiếu hậu xe máy giúp người điều khiển có thể quan sát được hai bên phía sau. Điều này giúp người điều khiển xe thuận tiện hơn trong việc đi lại và di chuyển trên đường.

Đặc biệt, trong các trường hợp lái xe muốn sang đường thì việc quan sát phía sau là rất quan trọng. Nếu có gương xe máy thì bạn có thể bao quát được hết phía sau mà không lo nguy hiểm. Vì thế, đây là một phụ kiện được xem là rất quan trọng và không thể thiếu trên mỗi chiếc xe máy.

Theo quy định, việc sử dụng xe không có gương chiếu hậu khi tham gia giao thông có thể bị phạt.

Về việc xử phạt đối với hành vi điều khiển xe máy thiếu gương chiếu hậu thì Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt có quy định như sau:

“Điều 17: Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông:

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a. Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số, đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng;

b. Điều khiển xe gắn biển số không đúng quy định; gắn biển số không rõ chữ, số; gắn biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng; sơn, dán thêm làm thay đổi chữ, số hoặc thay đổi màu sắc của chữ, số, nền biển;

c. Điều khiển xe không có đèn tín hiệu hoặc có nhưng không có tác dụng;

d. Sử dụng còi không đúng quy chuẩn kỹ thuật cho từng loại xe;

đ. Điều khiển xe không có bộ phận giảm thanh, giảm khói hoặc có nhưng không bảo đảm quy chuẩn môi trường về khí thải, tiếng ồn;

e. Điều khiển xe không có đèn chiếu sáng gần, xa hoặc có nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế;

g. Điều khiển xe không có hệ thống hãm hoặc có nhưng không có tác dụng, không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật;

h. Điều khiển xe lắp đèn chiếu sáng phía sau xe”

Như vậy, người điều khiển xe máy chỉ bị xử phạt nếu không có gương chiếu hậu bên trái, hoặc có nhưng không có tác dụng (hỏng, mờ, vỡ… vi phạm quy chuẩn). Thiếu gương bên phải sẽ không bị phạt.

Trường hợp đi xe máy bằng một tay

Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ 2008 và các văn bản hướng dẫn, hiện chưa có nội dung xử phạt đối với hành vi lái xe bằng một tay, tuy nhiên một số hành vi cụ thể khác đã được quy định kèm mức phạt tiền tương ứng.

Cụ thể, tại điểm a khoản 8 Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ quy định: Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe.

Bên cạnh đó, cũng theo quy định tại điểm h khoản 4 Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, người dân có thể bị xử phạt lên đến 1.000.00 đồng đối với hành vi sử dụng điện thoại khi đang điều khiển phương tiện tham gia lưu thông trên đường.

Như vậy, hiện nay pháp luật chưa có chế tài xử phạt đối với hành vi điều khiển xe máy bằng một tay.

Đi xe máy dàn hàng hai

Khoản 3 Điều 30 và khoản 1 Điều 31 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đều nghiêm cấm người điều khiển xe máy, xe đạp đi xe dàn hàng ngang. Nếu vi phạm, người điều khiển xe máy, xe đạp sẽ bị xử phạt vi phạm theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Tuy nhiên, Nghị định 100/2019/NĐ-CP lại chỉ quy định về mức phạt đối với xe đạp, xe máy đi dàn hàng ba trở lên. Cụ thể: Đi xe máy dàn hàng ngang từ 3 xe trở lên: Phạt từ 100 – 200 nghìn đồng. Đi xe đạp dàn hàng ngang 3 xe trở lên: Phạt từ 80 – 100 nghìn đồng.

Quy định hiện hành chưa có mức phạt cụ thể dành cho hành vi đi xe dàn hàng hai. Điều này đồng nghĩa rằng hành vi đi xe đạp, xe máy dàn hàng hai sẽ không bị xử phạt vi phạm giao thông. Tuy nhiên người tham gia giao thông cần chú ý không đi dàn hàng hai vì có thể gây ra tai nạn và cản trở sự lưu thông của những phương tiện khác.

Related Posts

Tết đặc biệt đậm chất Việt của Nguyễn Xuân Son: Mặc áo dài hát karaoke, tiết lộ thời gian quay trở lại sân cỏ

Xuân Ất Tỵ 2025 đối với Nguyễn Xuân Son rất đặc biệt bởi đây là lần đầu tiên cầu thủ này được trải nghiệm người Việt đón…

Vũ Văn Thanh tặng 100 triệu cho một cô g/á/i ngày 29 Tết, vừa nhận xong cô đã tỏ thái độ quá bất ngờ

Hành động của Vũ Văn Thanh khiến người hâm mộ không khỏi trầm trồ. Mới đây, hot girl Bích Hạnh – bạn gái Vũ Văn Thanh chính thức đón…

Chị dâu biếu hộp mứt Tết rẻ tiền, tôi bỏ luôn vào 1 góc. Mấy hôm sau mới mở ra xem thì sững người khi thấy thứ bên trong…

Tôi cứ nghĩ chị dâu chỉ biếu hộp mứt Tết thông thường thôi nên mới nhận. Có ai ngờ bên trong hộp mứt đó lại là một…

Thế này thì Tết nhất gì nữa: Xin chia buồn cùng cụ chủ ở Đức Trọng – Lâm Đồng, thôi thì ‘của đ;;i thay người’

Vụ cháy xe ô tô 4 chỗ tại H.Đức Trọng (Lâm Đồng) khiến nhiều người bất ngờ, chỉ trong chốc lát đã trơ khung sắt. Công an…

Tài xế công nghệ hoạt động ‘hết ga hết số’ dịp cận Tết: Thu nhập tăng gấp 3, ngày kiếm 5-6 triệu/ngày là chuyện bình thường

Nhiều tài xế xe công nghệ hoạt động hết công suất trong những ngày sát Tết nhằm kiếm thêm thu nhập và kết quả thu lại vượt…

Làm giàu không khó: Giá rửa xe ngày 29 Tết tăng cao chóng mặt, nhiều nơi lên tới 200.000 đồng, khách vẫn chấp nhận chờ đến lượt vì …. sợ mất lộc đầu năm

Sau cơn mưa chuyển rét ngày 26/1, sáng nay nhiều người ở Hà Nội mang ô tô, xe máy đi rửa sạch sẽ để chuẩn bị đón…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *