Theo quy định chỉ có duy nhất trường hợp dưới đây khi đi xe không chính chủ sẽ bị phạt nặng, người dân nên biết sớm.

Xe chính chủ là gì?

Xe chính chủ chính là xe là trên Giấy đăng ký xe ghi tên của người điều khiển phương tiện giao thông. Như vậy là xe chính chủ, còn lại các trường hợp mượn xe, đi xe người thân tức là xe không chính chủ. Tuy nhiên, những trường hợp đi xe không chính chủ nhưng có đủ giấy tờ xe, bằng lái xe, giấy bảo hiểm… và không vi phạm luật an toàn giao thông thì sẽ không bị xử phạt. Nhưng có một trường hợp này sẽ bị xử phạt nếu đi xe không chính chủ đó là trường hợp nào người dân nên biết sớm.

Trường hợp bị phạt khi đi xe không chính chủ là ai?

Mức phạt lỗi xe không chính chủ hay lỗi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô như sau:

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô.

– Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô.

(Điểm a khoản 4, điểm l khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)


2 truong hop di xe khong chinh chu bi phat nang

CSGT kiểm tra những giấy tờ gì khi dừng xe người dân?

Theo khoản 2 Điều 12 Thông tư 32/2023/TT-BCA, khi dừng xe thì CSGT sẽ kiểm soát những nội dung sau:

– Kiểm soát các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện giao thông, gồm:

+ Giấy phép lái xe;

+ Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, Bằng, Chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng;

+ Giấy đăng ký xe hoặc bản sao chứng thực Giấy đăng ký xe kèm bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực (trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính Giấy đăng ký xe);
CSGT-duoc-trang-bi-gi
+ Giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, Giấy xác nhận thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định (đối với loại phương tiện giao thông có quy định phải kiểm định);

+ Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới;

+ Giấy tờ cần thiết khác có liên quan theo quy định.