×

Vợ chồng ly hôn có được chia đôi tiền trong sổ tiết kiệm không?

Ly hôn sẽ chia sổ tiết kiệm thế nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về tài sản chung và sẽ được chia đôi.

Empty

Điều luật nêu rõ: Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Do đó, nếu ly hôn, theo quy định pháp luật thì về nguyên tắc tài sản sổ tiết kiệm sẽ được chia đôi.

Ngoài ra, Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định sổ tiết kiệm sẽ là tài sản riêng nếu vợ hoặc chồng có thể chứng minh được toàn bộ số tiền trong sổ tiết kiệm đó là của riêng, được hình thành từ các nguồn như được thừa kế riêng, tặng cho riêng hay được chia riêng trong thời kỳ hôn nhân và không có thỏa thuận nhập số tiền đó vào khối tài sản chung, thì sẽ không bị chia khi giải quyết ly hôn.

Như vậy sổ tiết kiệm được mở trong thời kỳ hôn nhân sẽ được phân chia bằng nhau. Cả vợ và chồng đều được hưởng lợi khi chia sổ tiết kiệm này. Ngược lại nếu sổ tiết kiệm là của riêng vợ nếu chứng minh được là tài sản riêng thì phần tài sản này sẽ không bị chia khi ly hôn.

Vợ hoặc chồng có được rút tiền trong sổ tiết kiệm chỉ có tên 1 người?

Để xác định chồng hoặc vợ có được rút tiền từ sổ tiết kiệm mang tên người còn lại không thì cần xem xét sổ tiết kiệm này là tài sản chung hay hay tài sản riêng. Với từng loại tài sản sẽ có giải quyết vấn đề chồng có được rút tiền từ sổ tiết kiệm đứng tên mình vợ riêng.

chia-tien-tiet-kiem

Nếu sổ tiết kiệm là tài sản riêng của vợ thì người chồng chỉ được rút tiền khi được vợ ủy quyền rút tiền trong sổ tiết kiệm hoặc được rút tiền theo hình thức thừa kế (vợ đã chết, để lại di chúc hoặc không để lại di chúc mà số tiền trong sổ tiết kiệm sẽ được chia theo pháp luật).

Sổ tiết kiệm là tài sản chung vợ chồng nhưng chỉ đứng tên vợ thì người chồng muốn rút phải chứng minh được đây là tài sản chung.

Tuy nhiên, dù chứng minh được thì người chồng cũng chỉ được rút số tiền tương ứng với phần tài sản của mình trong khối tài sản chung vợ chồng. Nếu muốn rút cả thì cũng phải được người vợ ủy quyền hoặc cả hai vợ chồng cùng đến ngân hàng để làm thủ tục.

Related Posts

Từ tháng 2/2025: Không cần mua bảo hiểm xe máy bắt buộc, CSGT cũng không thổi phạt. Cụ thể thế nào?

Quy định mới về bảo hiểm xe máy từ tháng 2/2025 đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Liệu người dân có thực sự không…

5 loại giấy tờ cần mang khi tham gia giao thông mà không phải ai cũng biết

Điều 56 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định về điều kiện của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ như…

5 loại rau không nuôi hóa chất ai cũng cần biết

Bầu bí, mướpTheo các chuyên gia dinh dưỡng thì những loại rau củ ít thuốc trừ sâu mẹ nên chọn muaVới các loại dây leo, thì hàm…

Ai có GPLX cấp trước ngày 1/7/2012 chú ý 1 điều

Giấy phép lái xe là gì?Giấy phép lái xe hay còn gọi là Bằng lái xe là một loại giấy phép, chứng chỉ do cơ quan nhà…

Chi tiết mức phạt mới với việc để xe, đỗ xe trên vỉa hè kể từ 1/2025: Số tiền cao gấp mấy chục lần mức cũ

Nghị định 168/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ đầu năm 2025 quy định chi tiết mức phạt về việc để xe, đỗ xe trên vỉa hè cũng như tại các…

Từ năm 2025: Vợ chồng, người thân đi xe máy của nhau cần có 3 Giấy này là không lo bị phạt 12 triệu đồng

Vợ đi xe chồng, anh em người thân mượn xe của nhau có bị phạt hay không? Lỗi xe không chính chỉ phạt trong trường hợp mua bán…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *