×

Không lái xe, chủ phương tiện có được lấy xe v-i ph-ạm nồng độ cồn bị giữ

Về quê ngày Tết, nhiều người mượn xe để đi chúc Tết. Nếu xe bị tạm giữ vì vi phạm nồng độ cồn, chủ phương tiện hay người vi phạm đến lấy xe?

Không lái xe, chủ phương tiện có được lấy xe vi phạm nồng độ cồn bị giữ

Lực lượng chức năng kiểm tra nồng độ cồn. Ảnh: Xuyên Đông

Anh Nguyễn Công Minh ở Bắc Ninh hỏi, tôi làm ăn sinh sống ở TPHCM. Về quê ngày Tết tôi mượn xe máy của họ hàng đi chúc Tết. Tôi bị cảnh sát giao thông xử phạt và tạm giữ xe vì vi phạm nồng độ cồn. Vậy hết thời hạn tạm giữ, chủ xe lên lấy xe được không hay tôi bắt buộc phải lên làm thủ tục?

Luật sư Nguyễn Thu Trang, Văn phòng Luật sư Hưng Đạo Thăng Long cho biết, việc trả lại xe vi phạm nồng độ cồn được thực hiện theo Nghị định số 138/2021/NĐ-CP của Chính phủ.

Theo đó, người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo trình tự như sau:

Kiểm tra quyết định trả lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ hoặc quyết định chuyển tang vật, phương tiện; kiểm tra thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân của người đến nhận.

Người đến nhận lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ phải là người vi phạm hoặc chủ sở hữu có tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ hoặc đại diện tổ chức vi phạm hành chính đã được ghi trong quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Nếu chủ sở hữu, tổ chức, cá nhân vi phạm ủy quyền cho người khác đến nhận lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thì phải lập văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật;

Yêu cầu người đến nhận lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ đối chiếu với biên bản tạm giữ để kiểm tra về chủng loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, đặc điểm, hiện trạng của tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ dưới sự chứng kiến của người quản lý. Việc giao, nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải được lập thành biên bản;

Trường hợp chuyển tang vật, phương tiện cho cơ quan điều tra, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hoặc cơ quan giám định thì người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu phải lập biên bản về số lượng, khối lượng, trọng lượng, đặc điểm, chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng của tang vật, phương tiện. Biên bản được lập thành 02 bản có chữ ký của bên giao và bên nhận, mỗi bên giữ 01 bản;

Đối với tang vật, phương tiện bị tịch thu đã được xác lập quyền sở hữu toàn dân hoặc đã được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản thì cơ quan của người đã ra quyết định tịch thu trước đó phối hợp với cơ quan được giao chủ trì xử lý tài sản tổ chức chuyển giao tài sản và hồ sơ, giấy tờ có liên quan đến tài sản cho cơ quan, tổ chức tiếp nhận.

Như vậy theo quy định hiện hành, người đến nhận lại tang vật, phương tiện (xe bị tạm giữ vi phạm nồng độ cồn) phải là người vi phạm hoặc chủ sở hữu. Anh Minh hoặc chủ xe có thể tự lên lấy xe vi phạm nồng độ cồn tạm giữ.

Nếu ủy quyền cho người khác thì anh Minh hoặc chủ xe phải có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật.

Related Posts

Từ nay: Người dân đi xe máy ra đường mà không mang các loại giấy tờ này sẽ bị phạt nặng

Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ và Nghị định 168/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 đã xiết chặt hơn những quy định liên…

Xuân Son bị gạch tên ở đội hình hay nhất ASEAN Cup 2024 khiến khán giả cả nước ph/ẫ/n n/ộ

Trang Sofascore gây tranh cãi khi không điền tên Nguyễn Xuân Son vào đội hình tiêu biểu của giải đấu năm nay. Xuân Son hay nhất giải…

Sự thật về “ngôi nhà của Xuân Son” ở Nam Định được lan truyền chóng mặt khiến NHM phải ng/ã ng/ửa

Hình ảnh ngôi nhà xinh đẹp, được nhiều fanpage chia sẻ với dòng mô tả “nhà của Xuân Son,” đã thu hút sự chú ý của đông…

Mức phạt cho người đi xe máy chỉ có 1 gương chiếu hậu là bao nhiêu?

Từ năm 2025, Nghị định số 168/2024/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, trừ điểm, phục hồi điểm…

Thủ môn Đình Triệu: “Đóa hoa nở muộn”, con đường chơi bóng gập ghềnh từ anh bảo vệ đến nhà vô địch ASEAN Cup, vượt mặt Nguyễn Filip

Giã từ bóng đá chuyên nghiệp năm 2014 để đi làm bảo vệ rồi đi học trong 5 năm, không ai nghĩ thủ môn Nguyễn Đình Triệu…

Suốt đám ta::ng bố chồng mẹ chồng tôi không nhỏ 1 giọt nước mắt khiến cả họ nội nhà chồng ch::ửi thậm tệ và sự thật ki::nh ho::àng phía sau…

Dân làng xì xào bàn tán, bảo bà tâm địa sắt đá. Nhưng tôi biết, câu chuyện đằng sau không hề đơn giản như mọi người nghĩ.Có…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *