×

Cá chép ngon bổ nhưng 4 nhóm người này không nên ăn: 1 miếng cũng không động đũa

Cá chép là món ăn bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Giá trị dinh dưỡng của cá chép

Cá chép là thực phẩm quen thuộc đối với người Việt, được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn khác nhau. Cá chép có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe.

Loại cá này chứa nhiều đạm, chất béo, vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin E, K… Đặc biệt, protein trong cá chép dễ tiêu hóa hơn protein có trong các loại thịt khác. Các món ăn từ cá chép giúp ích cho hệ tiêu hóa đồng thời giúp tăng cường thể chất, làm chậm quá trình lão hóa.
Cá chép có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn khác nhau.

Cá chép có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn khác nhau.

Người không nên ăn cá chép

Mặc dù cá chép có giá trị dinh dưỡng cao nhưng không phải ai cũng nên ăn loại thực phẩm này.

– Người bị bệnh Gout

100 gram cá chép có thể cung cấp tới 137,1mg purine. Hàm lượng purine cao sẽ làm tăng các triệu chứng của bệnh gout. Những người đang ở giai đoạn khởi phát bệnh gout cần phải giới hạn lượng purine dưới 150mg/ngày hoặc thấp hơn.

– Người bị bệnh gan, thận

Cá chép là thực phẩm chứa nhiều đạm. Trong khi đó, người bị bệnh gan cần phải giảm lượng đạm, kiểm soát lượng đạm nạp vào cơ thể mỗi ngày. Vì vậy, nếu bị bệnh gan, bạn nên hạn chế ăn các món giàu đạm như các chép.

Người bị bệnh thận (như sỏi thận) cũng không nên ăn cá chép. Nguyên nhân là do thực phẩm này chứa lượng axit uric cao. Lượng axit uric trong cơ thể tăng cao sẽ làm tăng nguy cơ hình thành sỏi, khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

– Người bị xuất huyết, chảy máu

Chất axit eicosapentaenoic có nhiều trong cá chép có thể làm ức chế tập kết tiểu cầu, chống lại huyết khối và những triệu chứng khác liên quan đến xuất huyết. Do đó, khi đang gặp tình trạng xuất huyết, chảy máu, người bệnh nên tránh ăn cá chép.

– Người bị dị ứng với cá

Những người có cơ địa dị ứng với cá chép tốt nhất không nên cố ăn các món làm từ loại thực phẩm này vì có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm.

Một số thực phẩm kỵ với cá chép

Khi ăn cá chép, bạn nên tránh kết hợp chung với các loại thực phẩm dưới đây để không gây ra tác dụng phụ đối với sức khỏe.

– Cá chép với thịt gà

Cá chép và thịt gà đều là món có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe. Theo Đông y, thịt gà có tính cam ôn, cá chép có tính cam hàn. Hai thực phẩm này có tính chất trái ngược nhau, khi kết hợp với nhau dễ gây ra tình trạng mụn nhọt.

– Cá chép với tôm

Cá và tôm là thực phẩm có tính ôn. Khi kết hợp chung hai loại thực phẩm này với nhau, những người có cơ địa nhạy cảm có thể gặp tình trạng động phong, ngứa ngáy.

– Cá chép và rau kinh giới

Rau kinh giới có vị cay, tác dụng hạ huyết ứ. Trong khi đó, cá chép là thực phẩm tính ấm, dưỡng huyết. Kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau có thể dẫn tới tình trạng khó chịu, ngứa ngáy cho người ăn.

Related Posts

Bác Vượng chiều khách thế là cùng: Để VinFast hợp tác với 7 hãng bảo hiểm, giờ chờ giám định và xử lý chỉ như “giấc ngủ trưa”

Ngày 12-12, VinFast cùng 7 đối tác bảo hiểm là các công ty PVI, Bảo Việt, BIC, VBI, PTI, BSH và VNI đã ký kết thỏa thuận…

Thuê người xếp hàng chờ đăng kiểm: Từ nay có được phép nữa không?

 Không có thời gian hoặc không đủ kiên nhẫn chờ đợi cả ngày, thậm chí vài ngày, để đăng kiểm xe, nhiều chủ ô tô đã chọn…

Tận mắt chứng kiến cận cảnh cây cầu vượt sông Hồng 4.900 tỷ nối Hà Nội với Hưng Yên, bến phà huyết mạch hơn 50 năm sẽ được thay thế bằng 1 diện mạo “như mơ”

Cây cầu này tạo sự kết nối giữa cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ và Hà Nội – Hải Phòng, góp phần làm giảm thiểu lượng…

Khách bác Vượng “sư’ớng r:ên”: Mua xe máy điện VinFast, khách hàng “bỏ túi” 12 triệu đồng ngay lập tức

Không chỉ được hưởng ưu đãi tài chính mà còn được trải nghiệm một chiếc xe hiện đại, thân thiện môi trường là lý do khiến nhiều…

Giá vàng tối ngày 19/12: Vàng giảm bất ngờ

Tin tức giá vàng hôm nay, ngày 19/12, có xu hướng như thế nào? Cập nhật mới nhất giá vàng trong nước và giá vàng thế giới…

Cách phân biệt các loại vạch kẻ đường mà mức ph;ạt khi v:i ph:ạm, ai cũng nên xem kĩ kẻo có ngày “m:ất tiền o:an”

Vạch kẻ đường có chức năng chính là đảm bảo trật tự giao thông, phân làn xe hợp lý để các phương tiện lưu thông thuận lợi…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *