×

Người để lại di sản thừa kế qua đời không có di chúc thì di sản được phân chia thế nào?

Người để lại di sản thừa kế chết không có di chúc thì di sản được phân chia thế nào?

Theo điểm a khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trường hợp thừa kế theo pháp luật như sau:

Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản…

Theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về những người thừa kế theo pháp luật (Ảnh minh họa)

Theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về những người thừa kế theo pháp luật (Ảnh minh họa)

Theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về những người thừa kế theo pháp luật như sau:

Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Theo quy định trên, nếu người để lại di sản chết không có di chúc thì di sản được phân chia thừa kế theo pháp luật.

Những người thừa kế theo pháp luật theo thứ tự về hàng thừa kế được quy định tại khoản 1 Điều 651 nêu trên. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Theo như anh đề cập thì khi bà ngoại anh mất chỉ còn 04 người con nên trong trường hợp này xét chỉ có 04 người con là người thừa kế theo pháp luật, di sản của bà ngoại anh sẽ được chia 4 người hưởng 04 phần bằng nhau.

Việc phân chia di sản thừa kế theo pháp luật được quy định thế nào?

Theo quy định tại Điều 660 Bộ luật Dân sự 2015 về phân chia di sản theo pháp luật như sau:

Phân chia di sản theo pháp luật

1. Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.

2. Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.

Theo đó, việc phân chia di sản thừa kế theo pháp luật được thực hiện theo quy định tại Điều 660 nêu trên.

Di sản thừa kế được hạn chế phân chia khi nào?

Căn cứ Điều 661 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hạn chế phân chia di sản như sau:

Hạn chế phân chia di sản

Trường hợp theo ý chí của người lập di chúc hoặc theo thỏa thuận của tất cả những người thừa kế, di sản chỉ được phân chia sau một thời hạn nhất định thì chỉ khi đã hết thời hạn đó di sản mới được đem chia.

Trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định.

Thời hạn này không quá 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn 03 năm mà bên còn sống chứng minh được việc chia di sản vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gia đình họ thì có quyền yêu cầu Tòa án gia hạn một lần nhưng không quá 03 năm.

Như vậy, di sản thừa kế được hạn chế phân chia trong trường hợp theo ý chí của người lập di chúc hoặc theo thỏa thuận của tất cả những người thừa kế.

Related Posts

Từ 1/1/2025, hành vi cố tình che, dán biển số ô tô để ‘né’ phạt nguội sẽ bị phạt cao hơn gấp hơn 6 lần quy định cũ, ai không muốn MẤT TẾT thì gỡ ra nhanh còn kịp

Hành vi che dán biển số, biển số bị che lấp sẽ bị phạt tiền từ 20 – 26 triệu đồng, tăng gấp hơn 6 lần quy…

Kể từ 1/1/2025: Báo tin vi phạm giao thông thưởng 5 triệu nhưng báo cho ai, gửi cách nào, nhận thưởng ở đâu?

Từ năm 2025, cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin phản ánh hành vi vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông được…

Từ 1/2025: Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm giao thông

Theo quy định từ 2025, trưởng công an xã sẽ được phạt vi phạm giao thông đến 2.500.000 đồng; tịch thu xe có giá trị không quá 5.000.000 đồng….

Từ tháng 1/2/25 trở đi: Người nào mắc lỗi này có thể bị phạt tới 70 triệu đồng, tịch thu xe ngay lập tức

Theo quy định mới, người điều khiển phương tiện mắc phải lỗi này sẽ bị phạt rất nặng. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 168/2024 quy định về xử…

Quá khứ đen tối của Angelababy

Gần đây, cái tên Trần Quán Hy một lần nữa trở thành tâm điểm khi bức ảnh cũ chụp cùng Angelababy được anh chia sẻ lại, làm…

‘Tứ đại đỉnh lưu nữ’ Hoa ngữ danh tính gây s-ố-c, gắn liền với 3 chữ KHÔNG

Dù được xem là những ngôi sao hàng đầu, bộ tứ này lại bị gắn mác bằng ba chữ “không” đầy mỉa mai: Dương Mịch bị nhận…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *