Dọc mùng là thức ăn kèm phổ biến với nhiều loại bún hay canh chua, nhưng nếu sơ chế không kỹ khi ăn có thể bị ngứa. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách làm dọc mùng.
Dọc mùng hay bạc hà là một trong những loại thực phẩm phổ biến, xuất hiện trong nhiều món ăn Việt xưa và nay. Nhưng nhiều người ngại hoặc chưa biết cách sơ chế cho đúng nên ăn rất hay bị ngứa.
Cách chọn mua dọc mùng giòn ngon
Bạn nên chọn mua dọc mùng có kích thước vừa phải, không quá to cũng không quá nhỏ.
Dọc mùng ăn được là dọc mùng được trồng ở nơi có nước, giữa cuống lá có chấm đỏ. Nếu là chấm trắng thì bạn không nên mua vì đó là loại ngứa, không ăn được.
Hạn chế mua dọc mùng đã bị cắt ra hoặc bị dập, thâm (Ảnh minh họa).
Sơ chế dọc mùng
Dọc mùng mua về cần rửa với nước cho sạch bùn đất. Sau đó, dùng dao tước phần vỏ xơ bên ngoài (cách tước vỏ tương tự như tước vỏ chuối). Cắt bỏ phần bụng (phần cong ở bên trong) của cây dọc mục. Trong quá trình tước vỏ này, bạn nên mang găng tay để tránh bị ngứa.
(Ảnh minh họa)
Tước vỏ dọc mùng
Sau khi đã lột hết phần vỏ, hãy cắt dọc mùng thành miếng vừa ăn. Dọc mùng nhiều nước, bạn nên thái vát miếng dọc mùng để dễ ngấm gia vị cũng như dễ vắt bỏ nước. Rắc một thìa muối hạt vào dọc mùng và bóp đều cho ngấm muối. Để nguyên như vậy khoảng 15 phút.
Trong lúc này, bạn hãy chuẩn bị một âu nước đá lạnh. Sau khi dọc mùng đã ngấm muối thì vớt ra ngâm vào thay nước đá lạnh này. Dùng tay vò mạnh dọc mùng trong khoảng 3 phút rồi vớt ra. Bóp nhẹ cho dọc mùng ráo nước.
(Ảnh minh họa)
Bóp dọc mùng với muối rồi đem rửa lại bằng nước sạch
(Ảnh minh họa)
Đun sôi một nồi nước. Cho dọc mùng vào nước sôi trụng sơ khoảng 2 phút. Vớt dọc mùng ra và ngâm ngay vào âu nước đá lạnh. Cách này vừa giúp làm sạch các chất gây ngứa ở dọc mùng, vừa giúp giữ độ giòn cho dọc mùng.
(Ảnh minh họa)
Khi dọc mùng nguội thì vớt ra, vắt ráo nước.
Một số món ngon nấu với dọc mùng bạn có thể tham khảo như: Bún dọc mùng, dọc mùng xào, canh chua cá nấu dọc mùng… (Ảnh minh họa)