Theo quy định những trường hợp xây nhà không giấy phép sẽ bị tháo dỡ nhưng những ai có đáp ứng đủ 5 điều kiện này sẽ được tồn tại.
Giấy phép xây dựng là gì?
Giấy phép xây dựng là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước cung cấp cho người dân khi, cơ quan tổ chức khi muốn xây dựng, di rời, hay sửa chữa… một công trình xây dựng nào đó. Với những trường hợp xây dựng không có giấy phép sẽ bị tháo dỡ khôi phục hiện trạng ban đầu và xử phạt theo quy định. Tuy nhiên, với trường hợp xây dựng nhà không phép nhưng đáp ứng đủ 5 điều kiện dưới đây sẽ không bắt buộc phải tiến hành tháo dỡ, đó là trường hợp nào?
Nhà xây không phép không bị phá dỡ nếu đủ 5 điều kiện này
Theo khoản 1 Điều 84 Nghị định 16/2022, kể từ ngày 28-1, hành vi xây dựng sai nội dung giấy phép xây dựng; xây dựng không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng; xây dựng sai thiết kế được phê duyệt, sai quy hoạch xây dựng được phê duyệt hoặc thiết kế đô thị được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng thì sẽ không bị tháo dỡ (chỉ phạt vi phạm hành chính và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp) nếu đáp ứng đủ sáu điều kiện sau:
– Hành vi vi phạm xảy ra từ ngày 4-1-2008 và đã kết thúc trước ngày 15-1-2018 nhưng sau ngày 15-1-2018 mới được người có thẩm quyền phát hiện hoặc đã được phát hiện trước ngày 15-1-2018 và đã có một trong các văn bản sau đây: biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
Người có đủ 5 điều kiện này xây nhà không phép sẽ không bị tháo dỡ
– Không vi phạm chỉ giới xây dựng.
– Không ảnh hưởng các công trình lân cận.
– Không có tranh chấp.
– Xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp.
– Nay phù hợp với quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Hồ sơ hợp thức hóa nhà ở xây không phép
Để hợp thức hóa nhà ở xây không phép, theo điểm a khoản 1 Điều 102 Luật Xây dựng 2014, Điều 46 Nghị định 15/2021 và khoản 1 Điều 81 Nghị định 16/2022, chủ đầu tư cần chuẩn bị hai bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục II Nghị định này.
– Một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai (ví dụ sổ hồng).
– Hai bộ bản vẽ thiết kế xây dựng kèm theo Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy kèm theo bản vẽ thẩm duyệt trong trường hợp pháp luật về phòng cháy và chữa cháy có yêu cầu; báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng trong trường hợp pháp luật về xây dựng có yêu cầu, gồm: Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất kèm theo sơ đồ vị trí công trình; bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chính của công trình; bản vẽ mặt bằng móng và mặt cắt móng kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài công trình gồm cấp nước, thoát nước, cấp điện; đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.
Trường hợp nào xây nhà không giấyp phép xây dựng không bị tháo dỡ
– Giấy tờ chứng minh đã hoàn thành việc nộp phạt vi phạm hành chính vì xây nhà không phép.
Chỉ được tiếp tục xây dựng nếu hiện trạng phù hợp với giấy phép
Trong trường hợp nhà ở đang xây dựng mà tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm và bị xử phạt, đã xin cấp giấy phép để hợp thức hóa thì cũng chỉ được xây dựng tiếp nếu biên bản kiểm tra, ghi nhận hiện trạng công trình xác nhận hiện trạng công trình phù hợp với giấy phép xây dựng được cấp, giấy phép xây dựng điều chỉnh hoặc thiết kế xây dựng điều chỉnh đã được thẩm định.
Trường hợp hiện trạng công trình không phù hợp với giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh hoặc thiết kế xây dựng điều chỉnh đã được thẩm định thì trong thời hạn tối đa 15 ngày kể từ ngày lập biên bản kiểm tra, ghi nhận hiện trạng công trình, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm buộc phá dỡ công trình, phần công trình không phù hợp với giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh hoặc thiết kế xây dựng điều chỉnh đã được thẩm định.