Dọc mùng được sử dụng trong nhiều món ăn của người Việt và hầu hết mọi người đều rất thích nó. Tuy nhiên, nhiều người e ngại việc chế biến món mùng có thể bị ngứa da tay khi tiếp xúc với mùng trong quá trình lột vỏ, làm sạch. Đừng lo lắng, hãy áp dụng bí quyết giảm ngứa tay khi sơ chế dọc mùng sau đây, nó cực kỳ hiệu quả.

Bí quyết sơ chế dọc mùng không bị ngứa tay

Cách ngăn ngừa tình trạng ngứa tay đơn giản nhất khi sơ chế dọc mùng là đeo găng tay cao su để tránh tiếp xúc với chất gây kích ứng trong loại cây này. Tuy nhiên trong trường hợp không có găng tay, hoặc không quen dùng găng, bạn có thể rửa dọc mùng bằng nước muối để không bị ngứa tay.


Bạn có thể rửa dọc mùng bằng nước muối để không bị ngứa tay.

Bạn có thể rửa dọc mùng bằng nước muối để không bị ngứa tay.

Cách thực hiện:

– Cách chọn mua dọc mùng ngon

Chọn dọc mùng tươi có vỏ ngoài màu xanh nhạt, trơn, bề mặt không xù xì, vỏ không bị tróc ra. Ngoài ra, nên chọn dọc mùng còn nguyên cây, hạn chế chọn những cây đã bị cắt ra. Tránh chọn cây bị thâm hoặc bị dập.

– Rửa sạch dọc mùng để loại bỏ bùn đất, sau đó tước bỏ lớp vỏ xanh dai bên ngoài như cách tước vỏ chuối.

– Dùng dao cắt hết phần bụng của dọc mùng (phần cong bên trong) rồi cắt dọc mùng thành miếng vừa ăn. Nên thái vát để dọc mùng dễ vắt và ngấm gia vị hơn.

– Rắc một thìa muối hạt lên dọc mùng đã thái vát và trộn đều, để khoảng 15 phút. Khâu này giúp dọc mùng bớt ngứa và hấp thụ gia vị một cách đồng đều. Sau đó, bạn cho nước vào chậu dọc mùng, dùng tay vò nhẹ, sau đó vắt nhẹ cho ráo nước.

– Đun sôi nồi nước, cho dọc mùng đã rửa sạch vào chần trong vài phút để tiêu diệt vi khuẩn và loại bỏ chất gây ngứa.

– Cuối cùng, bạn ngâm dọc mùng trong nước muối đậm một lần nữa rồi ngâm xả vài lần với nước lạnh. Lúc này, dọc mùng sẽ không còn gây ngứa.

Ngoài muối, bạn cũng có thể sử dụng giấm để rửa dọc mùng. Giấm giúp làm sạch mà không gây ngứa tay.

Cách nấu món canh chua cá dọc mùng
canh chua cá dọc mùng

canh chua cá dọc mùng

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Cá lóc: Chọn loại cá lóc đồng, thịt sẽ ngọt và ngon hơn. Khi mua về, bạn đánh vảy, cắt vây, mổ bụng rồi rửa sạch. Bạn có thể giữ lại phần nội tạng của cá rồi cho cá vào rửa với nước muối pha loãng. Sau đó, bạn cắt cá lóc thành từng khúc vừa ăn. Rửa lại lần nữa cho sạch rồi vớt để ráo nước.

– Dọc mùng: Sơ chế theo cách trên.

– Me: Cho vào chén, thêm chút nước ấm rồi dùng muỗng dầm me cho nát. Sau đó, lấy phần nước và bỏ hạt me.

– Dứa: Đem gọt vỏ, cắt thành từng lát mỏng.

– Giá đỗ: Ngâm với nước muối rồi rửa lại nhiều lần cho sạch.

– Cà chua rửa sạch, cắt múi cau.

– Đậu bắp cắt bỏ cuống, rửa sạch, thái vát.

– Rau cần tây và ngò gai đem rửa sạch, cắt khúc.

– Tỏi bạn bóc vỏ, băm nhỏ.

Bước 2: Nấu cá lóc

Bạn cho nước vào nồi rồi đặt lên bếp nấu sôi. Tiếp theo, cho cá lóc vào, nêm với ít muối, ít bột ngọt rồi nấu đến khi cá lóc chín, bạn vớt ra để đĩa riêng.

Bước 3: Nấu canh dọc mùng

Bạn cho tỏi băm và dầu ăn vào nồi phi thơm. Tiếp đến, khi tỏi vàng bạn dứa và cà chua vào xào cho dậy mùi thơm. Rồi bạn cho nước lọc vào cùng với nước cốt me. Sau đó, nêm nếm 2 muỗng đường, 2 muỗng hạt nêm, 1 muỗng nước mắm, ít bột ngọt cho vừa ăn. Bạn có thể cho thêm ớt vào nếu ăn cay. Vị chua chua, ngọt ngọt, the the nơi đầu lưỡi sẽ giúp bạn kích thích vị giác, bữa ăn sẽ ngon miệng hơn.

Bước 4: Hoàn thành

Khi nước canh sôi, bạn cho tiếp đậu bắp và cần tây vào. Khoảng 3 phút, bạn cho tiếp dọc mùng thái vát vào, đảo đều. Nấu đến khi nước canh sôi lại thì bạn thả cá lóc và giá đỗ vào, nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn thì tắt bếp. Sau cùng, bạn cho thêm một muỗng nhỏ nước mắm cùng với ngò gai cắt nhỏ vào canh cá dọc mùng để món ăn dậy mùi thơm phức.

Cách giảm ngứa da tay do dọc mùng

Nếu bị ngứa do tiếp xúc với dọc mùng, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau để giảm tình trạng khó chịu này.

– Thoa sữa: Nếu tay của bạn bị ngứa sau khi tiếp xúc với dọc mùng, hãy đổ một ít sữa tươi lên tay và thoa đều. Sữa có thể giúp làm dịu cảm giác ngứa và khó chịu một cách nhanh chóng.

– Sử dụng đường: Đổ một ít đường ra tay và chà nhẹ nhàng cho đến khi đường tan hết. Rửa lại tay bằng nước sạch để loại bỏ cảm giác ngứa.

– Hơ nóng: Khi cảm thấy ngứa quá, bạn có thể hơ tay qua ngọn lửa hoặc hơ nóng một chiếc khăn và chà nhẹ lên tay. Độ nóng giúp giảm cảm giác ngứa và khó chịu.

– Uống nhiều nước ấm: Nếu bạn cảm thấy miệng ngứa sau khi ăn dọc mùng, hãy uống một nhiều nước ấm để làm dịu cảm giác này và trôi đi các chất gây ngứa, đào thải được chất độc ra khỏi cơ thể.

– Súc miệng với nước muối gừng: Đập dập gừng tươi và bỏ vào nước muối loãng. Sử dụng dung dịch này để súc miệng.

Nếu tình trạng ngứa kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sỹ.