×

Kể từ 5/2025: 4 trường hợp con không được hưởng thừa kế nhà đất từ cha mẹ, dù là con ru-ột

Quyền thừa kế nhà đất được phân chia theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật. Tuy nhiên có một số trường hợp con không được hưởng quyền thừa kế nhà đất từ bố mẹ.

Thừa kế nhà đất là gì?

Thừa kế nhà đất được hiểu là sự dịch chuyển quyền sử dụng đất của người đã mất cho người còn sống.

Quyền thừa kế nhà đất được phân chia theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật.

Điều 609 Bộ luật Dân sự 2015 quy định quyền thừa kế như sau: “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc”.
Quyền thừa kế nhà đất được phân chia theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật

Quyền thừa kế nhà đất được phân chia theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật

Những trường hợp con không được hưởng quyền thừa kế nhà đất từ bố mẹ

+ Con không còn sống vào thời điểm thừa kế.

Theo Điều 613 Bộ luật Dân sự 2015, người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.

+ 4 trường hợp con không thuộc đối tượng được hưởng di sản bố mẹ để lại.

Thứ nhất, người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó.

Thứ hai, người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản.

Thứ ba, người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng.

Thứ tư, người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Tuy nhiên, các trường hợp trên nếu bố mẹ để lại di chúc và cho họ được hưởng thì họ vẫn được quyền nhận di sản đó.

+ Con không có tên trong di chúc thừa kế.

+ Con bị truất quyền thừa kế. Theo quy định tại Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015, người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế; phân định phần di sản cho từng người thừa kế; dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng; giao nghĩa vụ cho người thừa kế; chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

Thủ tục hồ sơ khai nhận di sản thừa kế

– Điều 612 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về di sản như sau: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”.

– Điều 649 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định thừa kế theo pháp luật như sau: “Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định”.

– Khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

“a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”.

– Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

– Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về thời hiệu thừa kế như sau:

“1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;

b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.

2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế”.

Do bố mẹ bạn không để lại di chúc nên di sản được chia cho người thừa kế theo pháp luật.

Theo điểm a Khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Như thông tin bạn cung cấp, hiện tại 3 anh chị em của bạn thuộc hàng thừa kế thứ nhất và được hưởng phần di sản là bằng nhau.

Đồng thời pháp luật của quy định thời hiệu đối với di sản thừa kế tại điều 623 Bộ luật dân sự 2015: Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Như vậy, thời hiệu chia di sản thừa kế đối với căn nhà là 30 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.

Related Posts

Loại cá mệnh danh sâm nước: Đi chợ nhìn thấy đừng tiếc tiền m;ua đãi cả gia đình

Công dụng của loài cá chạchTheo chia sẻ của các chuyên gia dinh dưỡng thì trong cá chạch là loài cá nước ngọt thường sống ở tầng…

Thói quen tai hại khiến môi trở nên khô, nứt nẻ vào mùa đông, coi chừng còn ảnh hưởng đến sức khoẻ

Vào mùa đông, không ít người gặp phải tình trạng môi khô, nứt nẻ, thậm chí là chảy máu, gây khó chịu. Mặc dù son dưỡng môi…

Trời lạnh nhiều người hay có thói quen đeo tất chân khi ngủ: Chuyên gia nói thẳng một câu!

Theo y học cổ truyền, mọi bệnh tật đều bắt đầu từ lạnh, và lạnh bắt đầu từ bàn chân. Do đó, giữ ấm chân là yếu…

Từ 1/1/2025, học sinh đi xe máy đi học sẽ bị phạt 6 triệu đồng?

 Theo đề xuất của Bộ Công an việc giao xe cho người không đủ điều kiện lái xe sẽ bị xử phạt nghiêm khắc hơn. Quy định…

Chính thức : Tăng lương cơ sở năm 2025

Chính thức mức tăng lương cơ sở 2026 bao nhiêu đối với toàn bộ cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang còn phải…

Tháng nào tôi cũng đưa cho dì út 10 triệu để chăm mẹ già bị ốm li-ệt, càng ngày lại thấy bà càng gầy yếu đi dù dì út vẫn bảo tẩm bổ đều yến và đông trùng hạ thảo. Tình cờ hôm đó tôi về thăm mẹ b-ấ-t ng-ờ, lúc lật tấm chăn của bà ngoại lên thì bủn rủn tay chân khi thấy…

Chuyến viếng thăm bất ngờ trở thành cơn ác mộng khi mẹ tôi phát hiện ra sự thật về dì út.Ngày tôi còn nhỏ, mỗi khi bố mẹ chuẩn bị…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *