×

nghỉ học

Nhà nghèo, mẹ bị bệnh nặng, Nguyễn Thị Quỳnh Chi chọn ngành Sư phạm để giảm chi phí học tập. Tuy nhiên, do trường chưa có nguồn kinh phí hỗ trợ, nữ sinh nghèo quê Hà Tĩnh đành quyết định nghỉ học vì không có tiền đóng học phí.

{keywords}

Nhà nghèo, chọn ngành sư phạm để được miễn học phí, nhưng…

Nhận tin báo trúng tuyển ngành Giáo dục Mầm non Đại học Vinh với số điểm 30,17, nữ sinh Nguyễn Thị Quỳnh Chi (SN 2003, trú tại thôn Trung Văn Minh, xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) chưa kịp nhập học đã phải gác lại giấc mơ giảng đường, bởi bệnh tình của mẹ em trở nặng, liên tục phải nhập viện để điều trị căn bệnh ung thư quái ác suốt hơn 2 năm qua, gia đình không thể lo cho em các khoản chi phí để học tập.

Do mẹ bị vỡ u, phải điều trị dài ngày tại bệnh viện nên bố em đi theo để chăm sóc. Chị gái đã lấy chồng xã bên, chỉ còn mình em ở nhà nên chị cùng con nhỏ về ở cùng để em bớt cô quạnh.

{keywords}

Trong ngôi nhà nhỏ với những vật dụng đơn sơ, chị gái Chi cho biết, nhà có 3 người con, 2 chị gái đã lấy chồng, Chi là em út. Bố làm nghề phụ hồ và đóng cốp pha, khi rảnh rỗi thì ai thuê gì làm nấy. Mẹ làm ruộng, kết hợp chăn nuôi bò để kiếm thêm thu nhập. Gia đình thuộc hộ cận nghèo.

Cuộc sống vốn đã vất vả, cơ cực lại càng thêm khốn khó khi mẹ Chi phát hiện bị ung thư cuống lưỡi vào tháng 5/2019. Gia đình Chi đã bán cả cặp bò me, dốc toàn bộ tiền bạc để đưa mẹ đi chữa bệnh.

Sau nhiều lần đi lại điều trị tại Bệnh viện K3 Tân Triều, tiền đã cạn kiệt mà bệnh chưa dứt, để duy trì sự sống cho mẹ, gia đình em phải vay mượn thêm trăm triệu để lo chi phí thuốc thang.

Đầu tháng 9 vừa qua, khi Chi nhận được thông báo trúng tuyển và Ngành Giáo dục Mầm non Trường Đại học Vinh (Nghệ An) cũng là thời điểm mẹ em bị vỡ khối u, tính mạng bị đe dọa, phải cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh.

Liên tiếp hơn 1 tháng, gia đình Chi chạy đôn chạy đáo lo cho mẹ chuyển viện, truyền hóa chất 2 đợt để chữa bệnh.

Nét đượm buồn ẩn sau khuôn mặt thanh tú, Quỳnh Chi chia sẻ: “Em chọn ngành Sư phạm vì em thích làm cô giáo từ khi còn nhỏ, hơn nữa học nghề này không phải đóng học phí, giảm bớt gánh nặng cho gia đình. Còn nếu không được miễn thì chắc em phải nghỉ học vì nhà em nghèo, không thể trang trải được”.

Khi trường gọi nhập học, không có tiền, Chi đành quyết định nghỉ. Hiện em đang đi làm tại 1 quán ăn vặt ở TP Hà Tĩnh, tiền công 4,5 triệu đồng/tháng, em dành hết cho mẹ chữa bệnh.

{keywords}

Sinh viên sư phạm được hỗ trợ học phí, nhưng kinh phí chưa rót, trường vẫn thu

Theo Nghị định 116/2020/NĐ-CP, sinh viên trúng tuyển vào ngành Sư phạm năm học 2021 – 2022 được nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí, tiền chi phí sinh hoạt 3,63 triệu đồng/tháng trong thời gian học tập tại trường.

Kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt cho sinh viên sư phạm được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm chi cho giáo dục, đào tạo tại các địa phương, bộ, ngành theo các quy định hiện hành.

Về vấn đề này, một cán bộ Trường Đại học Vinh cho biết: “Từ khóa tuyển sinh năm nay có thông tin triển khai Nghị định 116 đối với sinh viên Sư phạm, trong đó, các em được miễn học phí và được hỗ trợ tiền sinh hoạt phí.

Trên thực tế, việc triển khai Nghị định này vô cùng khó khăn. Để có tiền hỗ trợ cho sinh viên sư phạm thì phải có 2 nguồn chính: Thứ nhất là do ngân sách nhà nước cấp. Hiện tại trường đã gọi sinh viên nhập học nhưng chưa có nguồn nào hết. Tất cả đang nằm trên giấy tờ. Thực tế không chỉ riêng Đại học Vinh, các trường cũng tương tự như vậy”.

Vị này thông tin thêm: ”Mặc dù năm nay Bộ đã giao cho Trường Đại học Vinh đào tạo 1.426 chỉ tiêu giáo viên nhưng chưa cấp kinh phí. Khi nào có tiền thì trường sẽ xét từ trên xuống, tiêu chí như thế nào cũng chưa bàn.

Nguồn tiền thứ 2 là đào tạo theo đơn đặt hàng của địa phương. Tỉnh nào đặt hàng thì tỉnh đó phải chi tiền. Thế nhưng đến thời điểm hiện tại không có tỉnh nào đặt hàng đào tạo đối với Đại học Vinh cả”.

“Nghị định là thế, nhưng Nhà nước không cấp tiền thì sinh viên vẫn phải đóng học phí thôi. Trường đã họp toàn bộ tân sinh viên sư phạm năm học 2021 – 2022 để nói rõ chuyện này cho các em biết để xác định hướng đi của mình”, cán bộ Đại học Vinh chia sẻ.

Related Posts

Loại rau ở Việt Nam mọc dại ít ai ăn, qua Nhật Bản lại được xem là giúp trường thọ, giá trên trời

Rau khoai lang là loại rau phổ biến dễ trồng, không chăm sóc cũng dễ lên, mọc bò lan đầy mặt đất. Trước đây rau khoai lang…

Ăn tôm nhất định phải vứt bỏ đi 3 phần này vì rất nhiều kim loại nặng

Một số bộ phận của tôm lại chứa ít chất dinh dưỡng và có thể tích tụ các kim loại nặng, gây hại cho cơ thể khi…

Công bố 7 món ăn có ngon đến mấy cũng không được để qua đêm

Nhiều người có thói quen sử dụng thực phẩm để qua đêm vì tiện lợi và tránh lãng phí. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng…

Bí quyết nấu cơm ngon dẻo thơm chỉ cần 1 nguyên liệu nhà nào cũng có sãn

Trong căn bếp của mỗi gia đình Việt, gạo và cơm là linh hồn của bữa ăn. Nhưng bạn có biết rằng, chỉ với một nguyên liệu…

Tục ngữ dân gian Việt Nam có câu: “Vợ chồng bằng tuổi, nằm duỗi mà ăn” có đúng không?

1. Quan niệm dân gian và cái nhìn từ phong thủy Người xưa bảo: Vợ chồng bằng tuổi nằm duỗi mà ăn, có đúng không? Trong tử…

Rùng mình dâu tây giá rẻ chỉ 35k/hộp tràn lan trên vỉa hè: Ăn vào có ngày gặp thứ này!

Dâu tây ngon, giá rẻ nhưng có thể nhiều thuốc sâu Dâu tây, một loại trái cây từng được coi là xa xỉ với giá thành cao…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *