×

Thắt lòng ánh mắt khát sống của bé 6 tuổi giữa lằn ranh sinh tử

Cậu bé 6 tuổi đã liệt từ cổ trở xuống bởi mắc phải căn bệnh u tủy cổ quái ác. Giữa lúc đau đớn hành hạ, tử thần luôn rình rập nhưng ánh mắt cậu bé vẫn ánh lên sự khát sống đến mãnh liệt.

Được tin cậu bé Trần Văn Nam, 6 tuổi (trú ở xã Việt Hùng, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) đang được tiếp tục chữa trị ở Bệnh viện Nhi Nam Định. Chúng tôi vội vã tìm đến khoa Cấp cứu thăm em, ngay sau khi lá đơn kêu cứu đẫm nước mắt của người mẹ.

Trên giường bệnh của khoa Cấp cứu, cậu bé Trần Văn Nam tuy đã 6 tuổi nhưng nhìn em nhỏ bé yếu ớt như đứa trẻ lên 3, nằm bất động. Phần khí quản được mở để đặt máy thở, một ống xông ở mũi giúp cậu bé tội nghiệp truyền chất dinh dưỡng nuôi cơ thể.

Gương mặt thiểu não, ngây ngô nhăn nhó, mồ hôi tứa ra đầm đìa…, dường như cơ thể cậu bé này đang phải hứng chịu một cơn đau đớn khủng khiếp. Nhưng một chút sức tàn để em bật lên tiếng khóc có lẽ cũng không còn nữa.

Đôi mắt em to, đen láy, nước mắt ngập bờ mi luôn nhìn thẳng khiến người đối diện không khỏi bối rối. Một ánh mắt chứa đựng sự khát sống mãnh liệt, của cậu bé bất hạnh đang ở giữa lằn ranh sinh tử.

Nước mắt lưng tròng, chiếc khăn trên tay chị Nguyễn Thị Vân (39 tuổi) thấm đẫm mồ hôi và nước mắt của con, ngước lên gương mặt nhiều đêm không ngủ, người mẹ nghẹn ngào:

“Thằng bé đau lắm, nhưng từ cổ trở xuống bị liệt hoàn toàn rồi, con không thể cựa quậy được. Nhìn mồ hôi trên mặt con vã ra là em biết con đau lắm. Từ khi phẫu thuật là con phải thở máy, quanh người con chỗ nào cũng dây dợ, ống truyền, ống xông, em sợ lắm… “, nỗi lo sợ điều chẳng lành xảy đến với con trai trào dâng lại khiến người mẹ nghèo khó ôm mặt bật khóc.

Chờ khi cảm xúc đau đớn dần lắng xuống, người mẹ tội nghiệp bùi ngùi tâm sự, bé Nam ra đời thiếu tháng nên thường xuyên đau ốm, quặt quẹo, lên 4 tuổi bé mới bắt đầu tập đi. Nhận thấy con có những biểu hiện bất bình thường, chị Vân đưa con đến bệnh viện thì được biết con trai chị mắc hội chứng Down.

Cầm tờ bệnh án của con mà trái tim chị Vân như bị bóp nghẹt, nhưng người mẹ nghèo tự nhủ sẽ càng phải yêu thương con nhiều hơn.

Không chỉ đã chịu thiệt thòi ngay từ khi ra đời, mà tai họa lại cứ nhằm cậu bé tội nghiệp này mà giáng xuống, ngày 20/ 5 bé Nam bỗng dưng kêu đau đầu, buồn nôn và sốt cao. Nghĩ rằng con chỉ ốm vặt thông thường nên chị Vân cho con uống hạ sốt. Sau 3 ngày sốt cao không dứt, cậu bé Nam không thể tự đi được nữa, lúc này chị Vân mới vội vàng đưa con đến Bệnh viện Nhi Nam Định.

Tại đây, sau khi làm hàng loạt các xét nghiệm, các bác sĩ cho biết bé Nam mắc u tủy cổ. Khối u đã quá lớn nên bé được chuyển gấp lên Bệnh viện Nhi TƯ điều trị.

“Ở Hà Nội, trong vòng 5 tuần con trải qua 2 ca phẫu thuật, nhưng diễn biến căn bệnh quá nặng, con bị liệt từ cổ trở xuống và phụ thuộc hoàn toàn vào máy thở từ lúc đó. Đến 22/6 bác sĩ cho con chuyển về Bệnh viện Nhi Nam Định tiếp tục điều trị… “, chị Vân nghẹn ngào nói.

Đưa tay gạt đi 2 hàng nước mắt đang lăn dài trên má, chị Vân tiếp tục giãi bày cùng chúng tôi về gia cảnh khốn khó của mình. Ở vùng quê nghèo, cuộc sống của 2 vợ chồng chị Vân và 3 đứa con chỉ biết trông chờ vào mấy sào ruộng được chia.

Đẻ liền 3 đứa con, nên chị Vân hầu như không làm được việc gì ngoài ở nhà chăm con. Để trang trải cuộc sống, chồng chị Vân phải xin làm thuê đủ thứ việc, từ công nhân thời vụ, phụ hồ, phun thuốc sâu thuê… Các công việc nặng nhọc, nhưng ráo mồ hôi là hết tiền, nên gia đình chị Vân luôn sống trong cảnh hụt trước thiếu sau.

Khi bé Nam mắc bệnh hiểm nghèo, gia đình vay mượn khắp nơi để chữa bệnh cho em. Công việc đồng áng cũng bỏ mặc, đứa con lớn 9 tuổi phải thay bố mẹ chăm sóc đứa em út 5 tuổi. Cuộc sống gia đình vốn đã vô cùng khó khăn này, nay đã lâm vào bĩ cực.

“Để con được đến bệnh viện vợ chồng em phải vay hoàn toàn, em vay từ ngân hàng chính sách, vay hộ nghèo, vay hội phụ nữ, rồi vay lãi ngoài…, giờ có lẽ tổng lên tới 200 triệu, sắp tới con còn phải chạy chữa dài ngày nữa, em chưa biết phải tính làm sao!… “, nói rồi chị Vân lại bật khóc nấc lên.

Trao đổi với phóng viên Dân trí, bác sĩ Nguyễn Quang Hưng, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi Nam Định cho biết: “Bệnh nhân Nam được chẩn đoán mắc suy hô hấp độ 3, thở máy qua canuyl mở khí quản sau mổ u tủy cổ tại Bệnh viện Nhi TƯ trên nền bệnh nhân hội chứng Down”.

Bác sĩ Hưng cho biết thêm, hiện cháu Nam bị liệt từ phần cổ trở xuống và phải phụ thuộc hoàn vào máy thở. Hiện cháu đang được sử dụng kháng sinh, nuôi dưỡng tĩnh mạch, tiên lượng xấu.

“Việc chăm sóc, điều trị cho bé Nam sẽ rất vất vả, lâu dài và tốn kém. Được biết hoàn cảnh gia đình bé rất khó khăn, chính vì vậy, chúng tôi rất mong bạn chung tay giúp đỡ cháu!…”, bác sĩ Hưng nói.

Chia tay cậu bé bất hạnh, vẫn là đôi mắt mở to, đầy nước, nhìn thẳng…, để tránh ánh mắt đầy ám ảnh ấy, tôi chỉ còn biết quay mặt mà thấy cay xè nơi khóe mắt, lòng thầm ước điều kỳ diệu sẽ đến với em!

Related Posts

Ngỡ nɢàng trước вảng điểm ‘khủng’ môn Văn ϲủα một lớp тɾườռɢ ʟàng: Không ôn trúng tủ ռհưng lớp 50 em thấp nhất ʟà 8.5

Không հề ôn “trúng tủ” ռհưng một lớp ѵớι 50 học ѕιռհ ở Trường THPT Quαռg Trung, H.Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng vẫn đạt điểm trung bình…

Người đàn bà tận cùng khổ đau, chồng qua đời vì tai nạn, 2 con gặp họa “giời đày”

Chồng mất gần 3 năm, một mình bà Phương gồng gánh nuôi 2 đứa con bệnh tật. Con trai lớn bị tai nạn giao thông chấn thương…

gia đình bất hạnh

Vợ mất vì ung thư, ít lâu sau anh Tâm rơi vào bờ vực phá sản. Chưa kịp vực dậy, anh lại bị ung thư máu… Con…

Em Sùng Thị Yến

Con Sùng Thị Yến đã tạm biệt nhân gian trong vòng tay gia đình thành thiên thần lên thiên đường rồi ạ. Hôm nay là được 4…

Vừa được nhận 1,1 tỷ đồng, cậu bé 12 tuổi tiếp tục được nhận hơn 300 triệu đồng

Thông tin cậu bé 12 tuổi dũng cảm lao thân mình vào cứu mẹ nuôi khi bình gas phát nổ được nhận thêm hơn 300 triệu đồng…

Hết tiền chữa trị, người cha dân tộc Vân Kiều khóc nghẹn xin đưa con rời bệnh viện phó mặc số phận cho ông trời

Bán hết gà, lợn, ngô, thóc…, bán cả đôi bò “xóa đói giảm nghèo” thì bố con anh Thoan cũng chỉ cầm cự nơi bệnh viện được…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

" "