Trường hợp chuyển đất vườn sang đất ở không phải đóng thêm tiền sử dụng đất, người dân nên nắm rõ để không bị thiệt.
Một số người dân do sơ suất không kiểm tra thông tin trên sổ đỏ được cấp có đúng với mục đích sử dụng đất hiện tại. Trong trường hợp này, họ có quyền đề nghị, kiến nghị cơ quan chức năng cấp đổi, cấp bổ sung, công nhận lại diện tích đất ở trong sổ cho khớp với thực tế sử dụng, thời điểm sử dụng mà không phải đóng thêm tiền sử dụng đất.
Trường hợp chuyển đất vườn sang đất ở không phải đóng thêm tiền sử dụng đất
Gần đây, truyền thông đưa tin, bà Lê Thị Ngân (sinh năm 1968, thôn Hạ, Cự Khê, Thanh Oai, Hà Nội) và gia đình bà đang sinh sống trên mảnh đất 316m2 nằm trong diện thu hồi để thực hiện dự án Đường vành đai 4. Bà Ngân cho hay, mảnh đất bà đang sinh sống là đất ông cha để lại từ nhiều đời nay.
Năm 2017, gia đình bà được UBND huyện Thanh Oai cấp sổ đất vườn (mục đích sử dụng trên giấy tờ pháp lý là đất trồng cây lâu năm). “Khi đó, do thiếu hiểu biết, nên tôi nhận sổ và không có ý kiến gì” – bà Ngân nói. Do đó, trong trường hợp thu hồi này, quyền lợi của gia đình bà bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Trường hợp chuyển đất vườn sang đất ở không phải đóng thêm tiền sử dụng đất
Theo các luật sư, khi quyền lợi bị ảnh hưởng, người sử dụng đất có quyền đề nghị, kiến nghị cơ quan chức năng cấp đổi, cấp bổ sung, công nhận lại diện tích đất ở trong sổ cho khớp với thực tế sử dụng, thời điểm sử dụng.
Nếu UBND cấp xã có Biên bản xác nhận có nguồn gốc sử dụng đất có nhà ở ổn định trước ngày 18.12.1980, quá trình sử dụng không tranh chấp, lấn chiếm; sổ mục kê lập theo hồ sơ 299/TTg thể hiện toàn bộ đất là loại đất thổ cư thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho gia đình cần được cơ quan chức năng cấp lại cho đúng thực tế. Lúc này toàn bộ thửa đất sẽ đủ điều kiện công nhận là đất ở.
Ngoài ra nếu không thuộc trường hợp trên thì gia đình căn cứ quy định “Trường hợp thửa đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở được hình thành trước ngày 18 tháng 12 năm 1980, người đang sử dụng có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định này mà trong giấy tờ đó chưa xác định rõ diện tích đất ở thì diện tích đất ở được công nhận không phải nộp tiền sử dụng đất bằng diện tích thực tế của thửa đất đối với trường hợp diện tích thửa đất nhỏ hơn 5 lần hạn mức giao đất ở, bằng 5 lần hạn mức giao đất ở đối với trường hợp diện tích thửa đất lớn hơn 5 lần hạn mức giao đất ở theo quy định của Luật Đất đai” theo khoản 3, điều 24 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP.
Với quy định này khi cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận, người sử dụng đất sẽ tăng được diện tích đất ở lên đến 5 lần mà không phải nộp tiền sử dụng đất do thay đổi mục đích sử dụng đất từ đất vườn, ao thành đất ở.
Khi giấy chứng nhận đã được cấp đổi, cấp bổ sung, công nhận đất ở như trên, quyền lợi của người dân sẽ được đảm bảo, không còn bị ảnh hưởng, thiệt hại khi tách thửa đất, bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.
Trình tự, thủ tục chuyển đất vườn sang đất ở
Căn cứ Điều 69 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, việc chuyển từ đất vườn sang đất ở được thực hiện theo các bước dưới đây.
Căn cứ Điều 69 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, việc chuyển từ đất vườn sang đất ở được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ
Hộ gia đình, cá nhân cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, gồm:
– Đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất.
– Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng).
Bước 2. Nộp và tiếp nhận hồ sơ
– Nơi nộp hồ sơ:
Cách 1: Nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa để chuyển cho Phòng Tài nguyên và Môi trường.
Cách 2: Nơi chưa tổ chức Bộ phận một cửa thì nộp trực tiếp tại Phòng Tài nguyên và Môi trường.
+ Nếu hồ sơ đầy đủ thì bộ phận tiếp nhận sẽ ghi vào sổ tiếp nhận và trao phiếu tiếp nhận cho người nộp (trong phiếu ghi rõ hạn trả kết quả).
+ Nếu hồ sơ thiếu, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh theo quy định.
Bước 3. Giải quyết yêu cầu
Giai đoạn này thì người dân cần lưu ý nghĩa vụ quan trọng nhất là nộp tiền sử dụng đất.
Bước 4. Trả kết quả
Thời gian giải quyết: Không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 25 ngày làm việc đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.
Lưu ý: Thời gian trên không tính thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất.