×

Nếu không muốn sau này bị đưa vào v:iện dưỡng lão, sang tên sổ đỏ cho con nhớ kỹ những điều này kẻo m:ất nhà

Khi sang tên sổ đỏ đất thừa kế cho con, nhiều người vẫn làm theo cách thông thường là sang tên theo kiểu thừa kế. Tuy nhiên, có những người lại cho rằng nên để dưới hình thức cho, tặng sẽ được lợi hơn. Vậy những cách này có gì khác nhau và chúng ta nên chọn cách nào để có lợi nhất.

Thông tin này đã được đăng tải trên báo chí rồi, mình chia sẻ lại trong bài viết bên dưới để mọi người cùng tham khảo nhé!

Về khái niệm, sang tên sổ đỏ là cách gọi phổ biến của người dân dùng để chỉ thủ tục đăng ký biến động khi chuyển nhượng, tặng, cho, thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

Thừa kế quyền sử dụng đất là việc chuyển giao quyền sử dụng đất từ người chết sang người thừa kế thông qua di chúc hợp pháp hoặc theo quy định của pháp luật. Sang tên Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng) theo hình thức thừa kế chỉ được thực hiện khi cha, mẹ c.hết.

hình ảnh

Sang tên sổ đỏ cho con cần tìm hiểu kĩ lưỡng về luật, ảnh: DSd

Còn tặng, cho quyền sử dụng đất là một dạng cụ thể của tặng, cho tài sản, đó là việc người sử dụng đất chuyển giao quyền sử dụng đất của mình cho người khác khi mình còn sống mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng, cho đồng ý nhận theo sự thỏa thuận.

Theo đó, cần sang tên Giấy chứng nhận theo hình thức tặng, cho được thực hiện khi cha mẹ còn sống.

Căn cứ khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013, người sử dụng đất được thực hiện quyền tặng, cho, thừa kế khi có đủ các điều kiện sau: Có Giấy chứng nhận; Đất không có tranh chấp; Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; Trong thời hạn sử dụng đất.

Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC và khoản 10 Điều 9 Nghị định 140/2016/NĐ-CP: Tặng, cho, thừa kế nhà đất giữa vợ với chồng; bố đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; bố nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; bố chồng, mẹ chồng với con dâu; bố vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội, ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh chị em ruột với nhau được miễn thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ.

hình ảnh

Các quy định được thể hiện rõ trong luật thừa kế tài sản, ảnh: DSd

Cụ thể về các ưu, nhược điểm của thừa kế tài sản:

– Thừa kế tài sản theo pháp luật: Nếu cha mẹ không có sự ưu tiên cho một hay một số người con thì việc chia thừa kế theo pháp luật bảo đảm tính công bằng, không gây mất đoàn kết (chia đều).

– Thừa kế tài sản theo di chúc: Cha mẹ có quyền để lại toàn bộ quyền sử dụng đất của mình cho một người con, trừ trường hợp con dưới 18 tuổi hoặc trên 18 tuổi nhưng mất khả năng lao động (người hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc).

So với tặng, cho không có điều kiện như phải chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ,… thì để thừa kế theo di chúc có ưu điểm ở chỗ nếu con không thực hiện đúng nghĩa vụ, đúng bổn phận cha mẹ có quyền thay đổi nội dung di chúc (thay đổi người thừa kế, diện tích hưởng,…)

Hạn chế:

– Hạn chế của thừa kế tài sản theo di chúc: Việc sang tên chỉ có hiệu lực sau khi cha mẹ chết nên có thể phát sinh một số rủi ro, đặc biệt là tranh chấp di sản thừa kế.

– Hạn chế của thừa kế tài sản theo pháp luật: Không thể hiện ý chí chủ quan của người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở vì người cùng hàng thừa kế hưởng phần di sản bằng nhau. Có thể phát sinh tranh chấp sổ đỏ.

hình ảnh

Tùy từng trường hợp mà nên cho tặng hay thừa kế tài sản, ảnh: DSD

Cụ thể về các ưu, nhược điểm của cách cho, tặng tài sản:

– Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của cha, mẹ hoặc tài sản chung của cha mẹ thì cha mẹ có quyền tặng cho quyền sử dụng đất của mình cho bất kỳ người con nào mà không bị pháp luật cấm hay hạn chế quyền.

– Có quyền lập hợp đồng tặng cho nhà đất có điều kiện. Ví dụ: Cha mẹ có quyền tặng, cho nhà đất có điều kiện cho con như con có nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc cha mẹ, không được đuổi cha mẹ ra khỏi nhà…

– So với thừa kế, nhất là thừa kế theo pháp luật thì tặng cho nhà đất ít xảy ra tranh chấp giữa những người con hơn vì quyền tặng cho ai, diện tích bao nhiêu, khi nào tặng, cho,… đều do cha mẹ quyết định.

Hạn chế:

– Hạn chế của việc cho, tặng tài sản: So với thừa kế theo pháp luật có thể gây ra mâu thuẫn giữa những người con nếu không được chia đều về quyền và lợi ích. Điều này khá dễ hiểu vì trong nhiều gia đình cha mẹ sẽ ưu tiên một hoặc một số người con hơn những người còn lại.

Như vậy, việc sang tên sổ đỏ hay cho tặng đều có những ưu – nhược điểm khác nhau. Do đó, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể của mỗi hộ gia đình để lựa chọn phương án tốt nhất. Không phải ai cũng có những mục đích và hoàn cảnh giống nhau, nên mọi người nên nghiên cứu kĩ và lựa chọn phương án phù hợp nhất với mình nhé!

Related Posts

Thủ môn Nguyễn Đình Triệu: Quá khứ từng làm bảo vệ giờ có nhà tiền tỷ, vợ xinh đẹp như người mẫu, anh bắt bóng sân cỏ xanh cỏ đen đều xuất sắc

“Trong mơ cũng không dám nghĩ đến” là những gì mà thủ môn Đình Triệu chia sẻ sau khi cùng đội tuyển Việt Nam giành chức vô…

Những loại đồ uống này góp phần làm giảm các triệu chứng khó chịu do viêm xoang gây ra

Viêm xoang là bệnh lý tai mũi họng. Người bị bệnh ngày gặp tình trạng niêm mạch mũi xoang viêm, phù nề, có nhiều chất nhầy. Bệnh…

Rau bắp cải có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khoẻ nhưng không nên ăn tuỳ tiện, đặc biệt không được kết hợp với các loại thực phẩm này

Lợi ích của bắp cải đối với sức khoẻBắp cải là loại rau quen thuộc, có nhiều giống khác nhau và được bày bán gần như quanh…

4 loại rau tưởng sạch nhưng tiềm ẩn nguy cơ nhiễm sán

Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng chú trọng đến việc lựa chọn thực phẩm an toàn, việc ưu tiên những loại rau quả ít hóa…

Có 1 bộ phận của lợn cực kỳ bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe người, khi ăn nhiều cũng không lo béo phì, thừa cân

Thành phần dinh dưỡng từ thăn chuột của lợnKhi đi chợ nếu bạn muốn lựa chọn miếng thịt lợn ngon thì đừng bỏ qua thịt thăn chuột…

5 loại cực tốt cho sức khoẻ lại ít hoá chất

Nhiều người đều biết rằng trái cây đóng vai trò thiết yếu trong chế độ ăn uống và sức khỏe con người. Tuy nhiên, nỗi lo về…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *