×
×

Người cha có quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi ly hôn? Cụ thể thế nào?

Bạn đọc có email [email protected] gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Xin hỏi, người cha có quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi ly hôn không?


Luật gia Nguyễn Thị Hoài Anh, Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:

Khoản 3, Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Khoản 3 và Khoản 4, Điều 6 Nghị quyết số 01/2024/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình (có hiệu lực từ ngày 1.7.2024) quy định về giải quyết việc nuôi con khi ly hôn quy định tại Điều 81 của Luật Hôn nhân và gia đình như sau:

3. “Người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con” quy định tại khoản 3 Điều 81 của Luật Hôn nhân và gia đình là trường hợp người mẹ thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bị bệnh nặng khác mà không thể tự chăm sóc bản thân hoặc không thể trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

Ví dụ: Trường hợp người mẹ bị đột quỵ và liệt nửa người, không còn khả năng đi lại thì tòa án không giao con dưới 36 tháng tuổi cho người mẹ trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

b) Có thu nhập mỗi tháng thấp hơn một nửa tháng lương tối thiểu vùng tại nơi người mẹ đang cư trú và không có tài sản nào khác để trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

c) Người mẹ không có điều kiện về thời gian tối thiểu để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

4. Trường hợp điều kiện trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con của người cha không tốt hơn điều kiện của người mẹ hướng dẫn tại khoản 3 điều này thì tòa án quyết định giao con cho mẹ trực tiếp nuôi.

Như vậy, người cha có thể có quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi ly hôn nếu thuộc một trong các trường hợp theo quy định được trích dẫn ở trên.

Related Posts

Bị nhân tình bỏ rơi, chồng quay về cầu xin nối lại tình xưa, tôi cười khẩy rồi tỉnh bơ đáp: Loại đàn ông bội bạc như anh mẹ tôi coi như c-h-ế-t rồi

Tôi đau đớn nhưng nghĩ rồi anh ta sẽ phải hối hận vì đã gây ra những đau khổ này cho mẹ con tôi, tôi để mặc…

Kể từ 1/7/2024: Đi ‘xe không chính chủ’ cần mang theo giấy tờ gì để không bị CSGT ph-ạt tới 4 triệu đồng? Nắm rõ để không mất tiền o-an

Nhiều người thắc mắc, trường hợp đi ‘xe không chính chủ’ – xe đứng tên người khác tham gia giao thông mà bị CSGT dừng xe kiểm…

Vợ vào nhà tắm rất lâu còn nghe tiếng khóc bên trong, tôi h-ốt ho-ảng mở cửa vào thì điếng người khi thấy…

Tôi thấy vợ ôm đầu khóc rất thảm thương. Tôi hỏi vợ có chuyện gì thì cô ấy nói rất có lỗi với tôi. Tôi và vợ…

Anh trai say hi gây phẫn nộ

Mới đây, trên các diễn đàn mạng xã hội xôn xao bàn tán ồn ào liên quan đến chương trình Anh trai say hi. Cụ thể, trong tập 2…

Kể từ 01/08, có 7 trường hợp đất không được cấp sổ đỏ: Có gửi hồ sơ đi cũng bị trả về, cố làm chỉ có mất tiền o-an

Luật Đất đai 2024 sớm đi vào hoạt động, chính thức có hiệu lực từ 1/8/2024. Theo đó, sẽ có 07 trường hợp đất không được cấp…

B-ắt gặp chồng trong nhà nghỉ, vợ không làm ầm ĩ mà tr-ả th-ù bằng chiêu nhẹ nhàng lại khiến chồng phải đuổi ngay bồ quay về với vợ nhưng giờ anh hối hận thì cũng đã muộn…

Chị không còn bất cứ tình cảm gì với anh và cũng không muốn quay lại với anh nữa. Giờ đây anh có hối hận cũng không…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

" "