×

7 điểm/môn chẳng thể vào lớp 10, thầy cô dằn vặt vì tư vấn sai khiến học sinh trượt

 “Khi nhìn tờ danh sách điểm chuẩn, tôi nhẩm đếm số học sinh trong lớp trượt mà tự trách mình rất nhiều suốt cả đêm hôm đó”, cô N.T.Đ, giáo viên một trường THCS tại quận Nam Từ Liêm chia sẻ.

Học sinh trượt vì cô tư vấn sai?

Tối 1/7 là một đêm đáng nhớ trong cuộc đời hơn 20 năm dạy học của cô N.T.Đ. Lớp cô Đ. chủ nhiệm có tới 10 học sinh không đỗ bất kỳ nguyện vọng nào. Điều làm cô Đ. đau lòng là cả 10 học sinh đều có học lực khá và đăng ký nguyện vọng dựa trên sự tư vấn của cô.

“Trong các kỳ thi thử, các con đều đạt mức điểm 34-38. Dựa trên số điểm này, tôi khuyên các con đăng ký các trường như Mỹ Đình, Trung Văn, Xuân Phương, Đại Mỗ, Hoài Đức A, Hoài Đức B…

Tôi luôn dặn các con cố gắng ôn tập thật kỹ các nội dung cô đã hướng dẫn, rèn kỹ năng trình bày, đạt 7 điểm mỗi môn là yên tâm đỗ. Nhưng cuối cùng tôi trở thành người nói dối. Bởi vì các con của tôi đều đạt 7 điểm mỗi môn nhưng trượt”, cô Đ. giãi bày.

Trong số 10 học sinh của cô Đ., 1 học sinh đạt 38,5 điểm, trượt NV1 Trường THPT Mỹ Đình (điểm chuẩn 40) và NV2 Trường THPT Trung Văn (điểm chuẩn 37,75); 5 học sinh đạt 36,5-37 điểm trượt NV1 Trường THPT Xuân Phương (37,25) và NV2 THPT Trung Văn; 4 học sinh đạt 35-35,5 trượt NV1 Trường THPT Trung Văn và NV2 Trường THPT Đại Mỗ.

Cô Đ. cho biết đề thi lớp 10 năm nay chỉ dễ đạt điểm 9 ở môn toán. Môn ngữ văn và tiếng Anh có mức độ tương đương năm 2022. Để có thể đạt 7 điểm mỗi môn, các con đều phải có lực học khá.
7 điểm/môn chẳng thể vào lớp 10, thầy cô dằn vặt vì tư vấn sai khiến học sinh trượt - 1Phụ huynh nằm vạ vật xuyên đêm trước cổng Trường THPT Hoàng Cầu hôm 5/7 để nộp hồ sơ vào lớp 10 cho con (Ảnh: Sơn Nguyễn).

Với kinh nghiệm hơn 20 năm đứng lớp, cô Đ. rất tự tin học sinh nào thi thử đạt mức điểm trung bình 7,0 ổn định thì khó trượt lớp 10 nếu như lựa chọn trường vừa sức. Vì thế khâu tư vấn đăng ký dự thi được cô rất chú trọng.

Những cha mẹ muốn đăng ký nguyện vọng cao so với “tầm với” của học sinh đều được cô Đ. khuyên nên cân nhắc để không mất cơ hội học tập của con.

Nhưng kỳ thi lớp 10 năm 2023 với mức điểm chuẩn biến động mạnh đã khiến tư vấn của cô Đ. trở thành sai lầm.

“Tôi ân hận khôn nguôi. Nhưng ân hận xong tôi cũng không biết phải làm gì. Tôi không biết dạy các con như thế nào để chúng có thể đỗ.

Bởi vì để đạt 8-9 là những học sinh khá cứng, giỏi. Vậy những học sinh chỉ ở mức khá, hoặc tiệm cận khá không có cơ hội để học lớp 10 hay sao? Chẳng lẽ phải khuyên các con đăng ký những trường trên Đan Phượng, Ba Vì, Ứng Hòa, Bất Bạt… bất chấp khoảng cách 30-60km cho phù hợp với năng lực?”, cô Đ. trăn trở.

Cô Đ. cũng phản đối quan điểm của nhiều người khi cho rằng học sinh thi trượt đồng nghĩa với không có năng lực học tập thì nên đi học nghề. Cô Đ. gọi đó là “suy nghĩ vô cảm”.

“Học nghề không dành riêng cho học sinh học kém, học văn hóa không dành riêng cho học sinh học tốt. Lựa chọn học nghề hay học văn hóa là quyền lựa chọn mang tính cá nhân. Người lớn có trách nhiệm định hướng cho các con, nhưng lựa chọn như thế nào là quyền của các con.

Tuy nhiên hiện tại, các con đi học nghề trong sự ép buộc của tình thế, nếu không đi học nghề thì không có lựa chọn nào khác. Các con lớp 9 vẫn là lứa tuổi trẻ em. Nếu các con có nhu cầu học tập thì tại sao lại từ chối?

Tại sao lại từ chối nhu cầu học tập của những đứa trẻ chỉ vì chúng thất bại trong một cuộc thi?”, cô Đ. nêu quan điểm.

4 quận huyện cộng lại chỉ đủ chỗ học cho gần 10.000 học sinh

Dân số cơ học khu vực phía Tây Hà Nội trong 10 năm qua tăng mạnh. Riêng trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, khu đô thị Vinhomes Smart City với quy mô 56 tòa cao tầng có dân số gần 80.000 người.

Quận Bắc Từ Liêm là tổ hợp của hơn 20 khu chung cư lớn. Huyện Hoài Đức có 15 khu đô thị. Dân số của toàn bộ khu vực tuyển sinh 7 bao gồm Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hoài Đức và Đan Phượng xấp xỉ 1 triệu người.

Với lượng dân cư “hùng hậu” đó, toàn khu vực chỉ có 15 trường THPT công lập với tổng chỉ tiêu lớp 10 là 9.210.

Số lượng thí sinh đăng ký dự thi lớp 10 của khu vực 7 là 13.543. Tổng số lượt đăng ký nguyện vọng lên đến 38.320, gấp hơn 4 lần chỉ tiêu.

Trong 17 năm, với mức tăng dân số chóng mặt, 4 quận huyện của khu vực 7 chỉ xây thêm được 2 trường cấp 3 là Trường THPT Xuân Phương (cung cấp 720 chỉ tiêu) và Trường THPT Mỹ Đình (cung cấp 675 chỉ tiêu).

Áp lực dân số ở khu vực này sẽ còn tăng mạnh trong một vài năm tới khi các “đại đô thị” vẫn đang trong quá trình xây dựng và đi vào sử dụng. Khi đó, với tình trạng thiếu trường, thiếu lớp, câu chuyện hàng ngàn học sinh 7 điểm mỗi môn vẫn trượt công lập rất có thể không còn là nỗi buồn riêng của kỳ thi năm 2023.

Related Posts

Loại rau ở Việt Nam mọc dại ít ai ăn, qua Nhật Bản lại được xem là giúp trường thọ, giá trên trời

Rau khoai lang là loại rau phổ biến dễ trồng, không chăm sóc cũng dễ lên, mọc bò lan đầy mặt đất. Trước đây rau khoai lang…

Ăn tôm nhất định phải vứt bỏ đi 3 phần này vì rất nhiều kim loại nặng

Một số bộ phận của tôm lại chứa ít chất dinh dưỡng và có thể tích tụ các kim loại nặng, gây hại cho cơ thể khi…

Công bố 7 món ăn có ngon đến mấy cũng không được để qua đêm

Nhiều người có thói quen sử dụng thực phẩm để qua đêm vì tiện lợi và tránh lãng phí. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng…

Bí quyết nấu cơm ngon dẻo thơm chỉ cần 1 nguyên liệu nhà nào cũng có sãn

Trong căn bếp của mỗi gia đình Việt, gạo và cơm là linh hồn của bữa ăn. Nhưng bạn có biết rằng, chỉ với một nguyên liệu…

Tục ngữ dân gian Việt Nam có câu: “Vợ chồng bằng tuổi, nằm duỗi mà ăn” có đúng không?

1. Quan niệm dân gian và cái nhìn từ phong thủy Người xưa bảo: Vợ chồng bằng tuổi nằm duỗi mà ăn, có đúng không? Trong tử…

Rùng mình dâu tây giá rẻ chỉ 35k/hộp tràn lan trên vỉa hè: Ăn vào có ngày gặp thứ này!

Dâu tây ngon, giá rẻ nhưng có thể nhiều thuốc sâu Dâu tây, một loại trái cây từng được coi là xa xỉ với giá thành cao…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *