×

Bố bị m.ù, mẹ t.âm th.ần nhặt ve chai, con gái được tuyển thẳng vào 2 trường đại học

Được tuyển thẳng vào Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng nhưng Phương Nha không có tiền để nhập học. Hai em của Nha là Như và Công cũng học rất giỏi nhưng không biết sẽ theo đuổi việc đèn sách được bao lâu khi gia cảnh quá đỗi bi đát.

Đạt giải Nhì trong kỳ thi môn Ngữ văn cấp tỉnh, lại vừa có thành tích học tập tốt nên em Hồ Thị Phương Nha (sinh năm 2004, trú tại Đội 4, thôn Gia Độ, xã Triệu Độ, huyện Triệu Phong, Quảng Trị) được xét tuyển thẳng cùng lúc vào 2 trường đại học tại Đà Nẵng. Em quyết định theo học ngành Marketing, Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng. Ngày nhận kết quả trúng tuyển, Nha vui sướng bao nhiêu thì ông Hồ Dần (SN 1968, bố của Nha) lại lo lắng bấy nhiêu khi nhà quá nghèo, không biết lấy đâu ra tiền cho con gái nhập học ở ngôi trường trong thành phố lớn.
Ông Dần và bà Thu vật vờ vì bệnh tật hành hạ quanh năm. Cả hai đều mất sức lao động trên 80%
Nhiều tháng nay, ông Dần luôn tìm cách gửi đơn thư cầu cứu khắp nơi để mọi người có thể giúp đỡ cho con gái được nhập học đúng hẹn. Không chỉ có Nha, hai người em là Như và Công cũng học rất giỏi nhưng tương lai đang hết sức mịt mù do tình cảnh ngặt nghèo.
Bà Thu với thân hình nhỏ thó dắt chiếc xe chở vô số ve chai mà bà nhặt được. 
Em Hồ Thị Quỳnh Như (SN 2006) đang học lớp 10 Trường THPT Đông Hà. Nhiều năm liền, Như là học sinh khá, giỏi. Em còn năng nổ tham gia nhiều cuộc thi học sinh giỏi các cấp và đạt khá nhiều giải. Em Hồ Lâm Chí Công (SN 2010, học lớp 6, Trường Tiểu học và THCS Triệu Độ) cũng là học sinh giỏi 6 năm liền.

Ông Dần bộc bạch, từ nhỏ, ông đã mắc bệnh thoái hóa võng mạc khiến thị lực bị mờ. Tuy vậy, ông vẫn có thể làm những công việc nhẹ nhàng để có thể nuôi sống bản thân.
Cả 3 chị em Nha đều học rất giỏi. Trong căn nhà nhỏ, giấy khen của các em được treo khắp nơi với niềm tự hào
Năm 20 tuổi, ông Dần bị mù hẳn và mất sức lao động đến 82%. Từ đó đến nay, mọi người chỉ thấy ông quẩn quanh trong góc nhà, xó bếp để giúp vợ con một số việc vặt vốn đã làm quen tay.

Vợ ông Dần, bà Phạm Thị Thu (SN 1972) vừa mất sức lao động 81%, vừa bị thiểu năng tâm thần. Trước đây không có công việc ổn định nên ai kêu gì, bà Thu đều làm đó để có tiền nuôi 3 đứa con thơ dại.

Sau này, bệnh tật ngày càng hành hạ khiến bà không đi làm thuê được. Bao nhiêu năm qua, khoản tiền hơn 1,6 triệu đồng nhận trợ cấp hàng tháng là nguồn sống chủ yếu của gia đình có 5 miệng ăn. Hằng ngày, bà Thu gắng gượng đi nhặt nhạnh ve chai về bán kiếm tiền để lo thêm mắm muối.
Phương Nha bên tập giấy khen mà em đã nỗ lực học tập để đạt được.

Thân hình bà Thu vốn gầy guộc, dáng người nhỏ thó, lại bị bệnh tật đày đọa khiến cho sức khỏe càng giảm sút nghiêm trọng. Một buổi đi nhặt ve chai thì buổi còn lại, bà chỉ có thể nằm vạ vật nghỉ ngơi, không đủ sức đi tiếp. Đợi đến khi dồn được đống ve chai, khoảng 10-15 ngày, bà lại bán lấy tiền mua thức ăn cho cả nhà.

Chưa kể, những lúc trái gió trở trời hay tiết trời Quảng Trị mùa hè nắng như đổ lửa, bà lại mê man ngày này qua ngày khác. Những lúc như thế, ba chị em Nha thay nhau chăm sóc mẹ, quán xuyến việc nhà.
Hồ Thị Phương Nha lo lắng vì không có tiền nộp học phí.
Ông Dần thở dài tâm sự: “Gia đình tôi thuộc hộ nghèo hàng chục năm nay rồi. Bệnh tật cứ đeo bám cả 2 vợ chồng nên 3 đứa con phải sống trong cảnh thiếu trước hụt sau. Tuy vậy các con tôi học rất tốt. Tôi và vợ luôn lấy việc đó làm tự hào. Nay Nha chuẩn bị học đại học, tôi mong con có thể thực hiện ước mơ của mình, ngặt nỗi gánh nặng vượt quá sức vợ chồng”.
Những lúc rảnh rỗi, Nha, Như và Công thường nhặt và phân loại ve chai giúp mẹ.
Em Hồ Thị Phương Nha chia sẻ: “Ở kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, em chỉ cần thi tốt nghiệp, không thi đại học nên không bị áp lực việc thi cử căng thẳng như bạn bè vì trước đó em đã được tuyển thẳng vào 2 trường đại học ưa thích. Nhưng em lại gặp khó khăn trong việc nộp học phí, theo đuổi 4 năm đại học sắp tới.

Em rất mong được đi học đại học để khi ra trường có bằng cấp, tìm được công việc ổn định, sau này giúp đỡ cho bố mẹ. Nếu có cơ hội đến giảng đường, em sẽ vừa học vừa làm thêm để trang trải chi phí sinh hoạt cho bản thân”.
Ba chị em Nha, Như và Công luôn muốn học học tập tốt để sau này đỡ đần cho bố mẹ.
Gia đình ông Dần đang sống trong căn nhà tình thương được chính quyền hỗ trợ năm 2006. Trước nhà, khoảnh sân nhỏ chất đầy ve chai.
Ông Nguyễn Hữu Phận – Phó Chủ tịch UBND xã Triệu Độ (huyện Triệu Phong) cho biết, gia đình ông Dần có hoàn cảnh vô cùng bi đát khi cả hai vợ chồng đều đã lớn tuổi và mất khả năng lao động. Dù vậy, bà Thu vẫn gắng gượng đi nhặt ve chai bán kiếm tiền nuôi con. Ông Dần có 3 người con đều siêng năng, học giỏi. Mong các nhà hảo tâm quan tâm, giúp đỡ để cả 3 đứa trẻ đều có cơ hội được đến trường và trở thành người có ích cho xã hội.

Related Posts

Loại rau ở Việt Nam mọc dại ít ai ăn, qua Nhật Bản lại được xem là giúp trường thọ, giá trên trời

Rau khoai lang là loại rau phổ biến dễ trồng, không chăm sóc cũng dễ lên, mọc bò lan đầy mặt đất. Trước đây rau khoai lang…

Ăn tôm nhất định phải vứt bỏ đi 3 phần này vì rất nhiều kim loại nặng

Một số bộ phận của tôm lại chứa ít chất dinh dưỡng và có thể tích tụ các kim loại nặng, gây hại cho cơ thể khi…

Công bố 7 món ăn có ngon đến mấy cũng không được để qua đêm

Nhiều người có thói quen sử dụng thực phẩm để qua đêm vì tiện lợi và tránh lãng phí. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng…

Bí quyết nấu cơm ngon dẻo thơm chỉ cần 1 nguyên liệu nhà nào cũng có sãn

Trong căn bếp của mỗi gia đình Việt, gạo và cơm là linh hồn của bữa ăn. Nhưng bạn có biết rằng, chỉ với một nguyên liệu…

Tục ngữ dân gian Việt Nam có câu: “Vợ chồng bằng tuổi, nằm duỗi mà ăn” có đúng không?

1. Quan niệm dân gian và cái nhìn từ phong thủy Người xưa bảo: Vợ chồng bằng tuổi nằm duỗi mà ăn, có đúng không? Trong tử…

Rùng mình dâu tây giá rẻ chỉ 35k/hộp tràn lan trên vỉa hè: Ăn vào có ngày gặp thứ này!

Dâu tây ngon, giá rẻ nhưng có thể nhiều thuốc sâu Dâu tây, một loại trái cây từng được coi là xa xỉ với giá thành cao…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *