Chán học, mê chơi game, từng bỏ trường lớp 3 năm đi làm đủ nghề để kiếm sống… chàng trai quê lúa Thái Bình không nghĩ có ngày mình sẽ trở thành 1 trong 2 thủ khoa đại học khối A với số điểm 29,75.
Vấp “trường đời” mới biết thương cha mẹ
Xúc động khi nhận kết quả thi cùng xếp thứ thạng thủ khoa khối A (Toán–Lí–Hoá), Nguyễn Văn Kiên (SN 1999), học sinh Trường THPT Phụ Dực (Quỳnh Phụ, Thái Bình) và cả gia đình nghẹn ngào không ăn nổi cơm.
Những nỗ lực của em hôm nay là cả một hành trình dài đầy ngoạn mục mà theo như lời của cô giáo chủ nhiệm là “rũ bùn đứng dậy sáng lòa”.Những năm THCS, Kiên là cậu học trò thông minh, cá tính, có thành tích học tập khá tốt. Đỗ lớp 10 vào một ngôi trường THPT có tiếng của huyện, thế nhưng cậu không thấy hào hứng mỗi buổi đến trường. Kiên thích những buổi thong dong đi chơi, mê game online hơn.
Chơi nhiều nên kết quả học tập sa sút càng khiến Kiên chán nản. Được 1 kỳ, Kiên quyết định bỏ đi làm, điều này khiến cả bố mẹ đều sốc. Mẹ Kiên khóc suốt, còn bố vốn là người nghiêm khắc, tưởng chừng sẽ mắng chửi thì chỉ biết im lặng.
Nghỉ học, 16 tuổi, Kiên một mình vào Bình Dương làm đủ thứ nghề như đi làm tại xưởng may, bán cà phê… Mỗi ngày như thế, Kiên kiếm được 200.000 đồng.
“Ban đầu em thấy tự do lắm! Em thuê phòng trọ hết 1 triệu/tháng, ăn hết 2 triệu/ tháng. Chi tiêu các khoản, em vẫn còn để dư ra một ít. Nhưng một thời gian sau, khi phải liên tục tăng ca, làm từ 7h đến 21-22h mới về đến nhà, em bắt đầu thấy nản”, Kiên kể.
16 tuổi, Kiên từng một mình từ Thái Bình vào Bình Dương để làm đủ thứ nghề phổ thông vì không thích đi học. Ảnh: NVCC
Lần đầu va vấp “trường đời”, khiến Kiên ngộ ra nhiều điều. Cậu từng bị bắt nạt, thậm chí bị lừa, được tận mắt chứng kiến những người lao động vất vả… Trải nghiệm thực tế này khiến cậu nhận ra nếu không có kiến thức, mãi mãi mình vẫn chỉ là người làm việc tay chân, bị sai vặt.
Trong suốt quá trình con trai làm nơi xa, bố mẹ vẫn không ngừng khuyên Kiên quay trở lại học tập. “Nói chuyện qua điện thoại, bố mẹ vẫn khuyên em suốt. Những lần có việc vào miền Nam, mẹ có xuống thăm em. Mẹ vẫn khóc suốt!”, Kiên tâm sự.
Những đêm nằm một mình trong phòng trọ xa lạ cách quê hơn 1.500km, Kiên nhớ tới mẹ, tới những người thân yêu.
“Mẹ em thường đi bán hoa quả và mía ở chợ quê. Ngày nào khá bán được 200.000 đồng, còn không cũng chỉ được vài chục nghìn. Có hôm trời mưa còn bị lỗ vốn vì hoa quả thối, không bán được nữa. Bố em đi làm về xây dựng cũng vất vả đêm ngày. Em bỗng thương bố mẹ và cảm thấy mình đang phụ lòng của bố mẹ” – chàng trai quê lúa tâm sự.
Kiên muốn quay lại để được đi học dù cảm thấy rất ngại ngùng. Kiên quyết định gọi điện về nhà. Lần này, bố mẹ mừng vui và nói con cứ học đi, tốn bao nhiêu tiền bố mẹ cũng nuôi được. Kể cả không có tiền, bố mẹ cũng có thể đi vay, chỉ cần con học tốt.
Những cú vấp đầu đời khiến Kiên như “tỉnh ngộ”. Khi bạn bè cùng trang lứa đã ổn định tại giảng đường đại học, Kiên mới quyết định thi lại lớp 10.
Bắt đầu lại từ con số 0
Nghỉ học 3 năm, Kiên gần như quên hết mọi thứ căn bản. Cậu lại miệt mài bắt đầu học lại từ con số 0. Giai đoạn đó, theo Kiên, bản thân đã phải nỗ lực hơn gấp 10 lần bình thường. Nhờ sự thông minh và quyết tâm, chỉ sau 1 tháng liên tục, Kiên đã học lại được tất cả những kiến thức cơ bản. Đến năm lớp 11, cậu mới đuổi kịp các bạn trong lớp.
Sau đó, Kiên lọt vào đội tuyển dự thi học sinh giỏi tỉnh và đoạt giải Nhất học sinh giỏi môn Hoá học tỉnh Thái Bình năm lớp 12.
Bước ra khỏi phòng thi, Kiên tự tin với kết quả của mình nhưng không thể ngờ lại có thể trở thành thủ khoa khối A của cả nước với số điểm 29,75 (Toán 10 điểm, Hóa 10 điểm và Lí 9,75 điểm). Cùng với điểm ưu tiên khu vực, tổng điểm của Kiên là 30,25 điểm.
Nguyễn Văn Kiên – thủ khoa khối A năm 2020.
Chia sẻ về bài thi, Kiên cho hay em có chút tiếc nuối khi bị sai 1 câu môn Vật lí dù đã đi đúng hướng giải bài, nhưng dù sao đó cũng là nỗ lực để em ngày một hoàn thiện hơn.
Nhận kết quả thi khi đang ở Hà Nội, Kiên vỡ oà sung sướng. “Em vui lắm. Bố mẹ em chắc còn vui hơn. Cả nhà em nghẹn ngào tới không ăn nổi cơm”, Kiên chia sẻ.
Dù đã “chắc suất” khi được tuyển thẳng vào Trường Đại học Bách khoa Hà Nội nhưng Kiên cho biết đó không phải điểm đích của mình.
“Với kết quả giải Nhất học sinh giỏi cấp tỉnh môn Hoá, em được tuyển thẳng vào ngành Kỹ thuật Hàng không nhưng sở thích của em là ngành Công nghệ thông tin. Vì thế, sau khi thi xong, em một mình lên Hà Nội để ôn thi vào lớp Tài năng Khoa học máy tính”, Kiên chia sẻ.
Nhắc về cậu học trò đặc biệt, cô giáo Bùi Thị Miên – giáo viên chủ nhiệm lớp 12A1 nghẹn ngào: “Lần này, Kiên đã “rũ bùn đứng dậy sáng lòa’”. Với cô Miên, đây là kết quả xứng đáng với những nỗ lực của em.
News
Con không giống bố chồng nghi ngờ vợ ngoại tình đòi đi xét nghiệm ADN. Cầm kết quả anh hoài nghi vợ thô::ng đồ::ng với bác sĩ liền qu::át lớn: ‘Con tôi sao lại tóc xoăn?’. Vợ s::ợ h::ãi tới ng:;ất xỉ::u, đúng lúc này mẹ chồng lên tiếng một câu chấn động
Nhưng giờ anh lại phải đối mặt với sự thật mình không phải là con trai ruột của bố. Anh phải làm sao đây? Quý có vẻ…
Làm chính thất vẫn bị đ::á::nh gh::en, tôi cố gắng nín nhịn cho qua. Tôi bắt đầu tiết kiệm tiền rồi mua một căn hộ, nhờ mẹ đẻ đứng tên. Số còn lại cũng đưa cho bà đứng tên sổ tiết kiệm. Sau đó, tôi lấy tiền của chồng đưa rồi nói đầu tư kinh doanh. Khi đã chuẩn bị cho mình được tổng tài sản gần 20 chục tỉ tôi mới ra cú chốt hạ dành cho 2 kẻ kh::ốn n::ạn kia… Tầm này thì chồng chỉ còn là cái tên…
Ngay giờ phút này, tôi cảm thẫy rất thanh thản. Cuối cùng thì sau bao ngày tháng nhẫn nhịn chịu đựng, tôi đã có thể bắt chồng…
Ngọc Lan tiết l::ộ cuộc sống sau khi dừng đóng phim, tuyên bố 1 câu chấn động
Thời gian gần đây, diễn viên Ngọc Lan gây chú ý khi tuyên bố ngừng đóng phim để tập trung cho việc chăm sóc con trai. Tuyên…
Biết tin bồ của chồng mang b:::ầu tôi dù rất đau lòng nhưng tôi vẫn bình tĩnh chuyển khoản luôn 1 tỷ cho ả bồ cùng lời đề nghị s::ấm s::ét: “Có thai thì cứ yên tâm mà đ::ẻ, đứa trẻ này xem như tôi thuê cô đ::ẻ. Con của chồng tôi sẽ nuôi nhưng cô thì không có cửa thế chân tôi trong cái nhà này”…
Mất đi khả năng làm mẹ, tôi đau khổ suy sụp vô cùng. Cay đắng hơn, sang năm thứ 8 sau kết hôn, tôi lại phát hiện…
Bồ vừa thông báo có th:::ai chồng liền ly hôn luôn người vợ đầu gối tay ấ::p 3 năm để cưới ả bồ. Đêm tân hôn nhìn bụng cô dâu gã chồng mặt tái mét, càng h::ãi hù::ng hơn khi thấy tờ giấy A4 trên tay vợ mới…
Nghe tôi nói vậy, Huyền cũng chỉ sụt sùi quay đi, còn tôi chán chẳng buồn nói thêm điều gì. Suốt thời gian đó chúng tôi cãi…
Đầy tháng cháu ngoại, mẹ chồng cho 10 cây vàng nhưng cháu nội chỉ được bộ quần áo 75 ngàn đồng. Lúc bà ốm đi viện chồng tôi bắt vợ phải vào chăm mẹ chồng cả ngày lẫn đêm vì con gái bà còn bận cơm nước phục vụ cho nhà chồng đi làm. Tôi bảo thẳng: “Lúc có tiền bà cho đứa nào nhiều thì bà bảo đứa đó vào mà chăm”
Cá nhân tôi không phải bì tị gì cho con mình nhưng nhìn cách phân biệt đối xử của mẹ chồng với các cháu trong nhà mà…
End of content
No more pages to load