×

Bỏ ngang 4 năm học BS đa khoa ai cũng bảo kh.ùng, chàng trai bất ngờ trở thành thủ khoa kép trường Sư phạm khiến mọi người nể phục

Nguyễn Hoàng Gia Khánh, tốt nghiệp ngành Sư phạm Hoá học khoá 45, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM với số điểm 3,94/4. Khánh là thủ khoa kép (đầu ra và đầu vào) của trường Sư phạm sau khi từ bỏ 4 năm học bác sĩ đa khoa tại Trường ĐH Y Dược TP.HCM.

Nguyễn Hoàng Gia Khánh là cựu học sinh Trường THPT Nguyễn Hữu Huân (TP.HCM). 8 năm trước, trong kỳ thi THPT quốc gia được tổ chức lần đầu tiên, Gia Khánh là thí sinh có tổng điểm 6 môn thi cao nhất cả nước  với 53,75 điểm.

Trong đó, điểm các môn cụ thể gồm: Toán 9, Văn 8, Tiếng Anh 8,75, Hóa 10, Sinh 9,5 và Lý 8,5. Khánh trúng tuyển vào 2 trường: Trường ĐH Sư phạm TP.HCM ngành sư phạm Hóa bằng tổ hợp khối A với 27,5 điểm và Trường ĐH Y dược TP.HCM ngành bác sĩ đa khoa tổ hợp khối B với 28,5 điểm. Sau nhiều cân nhắc Khánh chọn ngành bác sĩ đa khoa.

Nguyễn Hoàng Gia Khánh, tốt nghiệp ngành Sư phạm Hoá học khoá 45, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM
Sau 4 năm ở Trường ĐH Y Dược TP.HCM, Gia Khánh quyết chọn lại ngành. Ở tuổi 22, Khánh thi lại kỳ thi THPT quốc gia 2019 và đăng ký vào ngành Sư phạm Hoá học, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM và trở thành thủ khoa đầu vào của trường với số điểm 28,05. Trong đó điểm môn Toán: 9,6; Hóa 9,25 và tiếng Anh 9,2.

Trong ngày tốt nghiệp ngành Sư phạm sáng nay (8/7), nhìn lại hành trình bản thân đã đi qua, Khánh nói: “Em không khỏi bồi hồi, xúc động vì 8 năm học đại học; 4 năm với màu áo blouse trắng của sinh viên y đa khoa, 4 năm với màu áo xanh sư phạm”.

Khánh nói, hành trình của mình nhiều quả ngọt nhưng cũng đầy chông gai khiến em hiểu rằng sự dũng cảm và niềm đam mê là nguồn động lực không bao giờ vơi cạn, thúc đẩy chúng ta trên con đường tìm kiếm giá trị, định vị bản thân. “Chỉ cần đủ đam mê, bạn sẽ đủ can đảm để vượt qua mọi khó khăn, trở ngại. Chỉ cần đủ dũng cảm “vượt rào”, bạn sẽ chạm đến niềm đam mê khao khát cháy bỏng. Đây cũng chính là tâm niệm sống, là châm ngôn phấn đấu để chinh phục ước mơ nghề nghiệp”- Khánh chia sẻ.

Ngoài lời cảm ơn dành cho gia đình, thầy cô, bạn bè, thủ khoa kép Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cũng xin cảm ơn chính bản thân mình, cảm ơn vì lựa chọn can đảm năm ấy, cảm ơn vì không từ bỏ đam mê.

Làm việc mình thích thì cả đời chẳng phải làm nghề nào

Trong lễ trao bằng tốt nghiệp cho 17 nghiên cứu sinh tốt nghiệp tiến sĩ; 185 học viên tốt nghiệp thạc sĩ; hơn 2.000 cử nhân năm 2023, GS.TS Huỳnh Văn Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM nhớ lại, đây là những học viên, sinh viên đã đồng hành cùng nhà trường trong gần 2 năm dịch bệnh với những trải nghiệm sâu sắc về tình thương, sự quan tâm và tương tác, chia nhau từng bó rau, gói mì hay cả những lời giảng có cả nước mắt, cả những lo âu chống dịch và dạy học.

Trong lễ tốt nghiệp, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM nhắn nhủ các tân cử nhân, nghiên cứu sinh: “Làm công việc mình yêu thích thì gần như cả đời chẳng phải làm nghề nào”.

“Nếu ai đó bảo rằng bạn giàu có không khi làm giáo viên, bạn hãy mạnh dạn trả lời rằng bạn giàu về tri thức và lòng yêu nghề, bạn giàu vì đã tạo ra lớp người làm giàu cho đất nước sau này. Nếu ai đó hay chính bạn còn lo lắng rằng có thể thích ứng với nghề này trong bối cảnh mới, bạn hãy không ngừng rèn luyện kỹ năng nghề theo hướng chất lượng bằng lòng tự trọng, hãy không ngừng đổi thay để sáng tạo trong từng con chữ, lời giảng hay kế hoạch bài giảng có cả rung cảm tận tâm khảm và sự đầu tư của trí tuệ và sự sáng tạo. Bạn có thể nghiêng xuống hay cúi người với học sinh thấp hơn, bạn có thể nhẹ bớt cái tôi với học sinh thích khẳng định hay thể hiện, bạn cười đủ ấm, đủ nồng khi chỉ cần thấy học sinh mình có dấu hiệu tích cực thay vì chờ điểm số cao”- Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM dặn dò.

Theo ông Sơn, các tân cử nhân, nghiên cứu sinh bây giờ đã là những người trưởng thành đích thực. Vì vậy, hãy trưởng thành theo cách riêng của chính mình, hãy sống và làm việc sao cho xứng đáng là một người trưởng thành thực thụ, đó là không ngừng nâng cao tri thức, chăm chỉ, đoàn kết và biết chấp nhận người khác. Trong thành công nên khiêm nhường, trong thất bại phải rút kinh nghiệm mà đi tiếp.  Ngoài ra, hãy trang bị cho mình lòng tự trọng, có giới hạn cho mỗi việc mình làm, đồng thời luôn bồi đắp kỹ năng mềm, khả năng thích nghi trong mọi hoàn cảnh, kiên trì, chịu khó, và đặc biệt xây dựng được thương hiệu cá nhân. Nếu làm được như vậy dù ở đâu, làm gì cũng sẽ thành công như cách mình mong đợi.

Related Posts

Lê ăn vào mát người, bổ dưỡng nhưng có thể gây hại cho cơ thể nếu…

Người mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) Ảnh minh họa. Nguồn: INT Người bị hội chứng ruột kích thích (IBS) cần thận trọng khi sử dụng…

1 công ty vừa cung cấp 200 xe giường nằm cho doanh nghiệp vận tải Thanh Hoá: Tết năm nay về quê nhàn rồi

Công ty Cổ phần Kim Long Motor Huế vừa ký hợp đồng cung ứng 200 xe giường nằm KimLong 99 và 50 xe minibus KimLong X9 cho…

Mẹ chồng hùng hổ đòi đu-ổi mẹ con tôi ra khỏi nhà, không phản kháng ầm ĩ mà tôi chỉ nhẹ nhàng quăng xấp ảnh xuống bàn rồi thẳng thừng tuyên bố một câu khiến bà khóc nức nở rồi quỳ lạy xin tôi tha thứ

Tôi đã nhẫn nhịn quá lâu, không thể im lặng được nữa. Tôi bỏ mặc bà đang đứng giữa nhà hùng hổ la mắng. Tôi đi thẳng…

Thứ người Việt mang đun bếp hoặc cho lợn ăn ở nước ngoài là một ‘mỏ tiền’, nhiều người muốn mua không có: Họ làm gì với nó?

khi ăn xong hạt, hầu hết mọi người thẳng tay vứt lõi ngô đi vì nghĩ chúng giờ trở thành đồ vô dụng. Ở quê, lõi ngô…

Từ ngày em chồng ly hôn, mẹ chồng bảo tôi cho em sang ở ké trong khi đang đi tìm nhà mới. 2 tuần, một tháng rồi nửa năm trôi qua vẫn chưa thấy mẹ con cô N rời đi, mọi thứ đã vượt quá giới hạn nên tôi quyết định nói 1 lần cho rõ mọi chuyện. Sau khi nghe tôi cất lời, mẹ con cô em lập tức khăn gói quả mướp rời đi, khi tôi lên dọn phòng thì ch-ế-t s-ững vì bức thư rơi ra từ tủ quần áo

Tôi có chồng được hơn một năm. Quả thật cuộc hôn nhân này đến với tôi khá chóng váng. Đến tuổi lấy chồng, tôi gặp chồng mình….

Bánh chưng Tết bị mốc, cắt phần bị mốc còn ăn được không? 10 nhà thì 9 nhà làm sai

Thời tiết Tết nóng, bánh chưng hay bị mốc, vậy tôi có nên cắt bỏ phần mốc, tiếp tục ăn phần còn lại không? (Thùy, 34 tuổi,…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *