Hai con người tuy không hoàn hảo, nhưng đã cho họ một gia đình vô cùng trọn vẹn và hạnh phúc là những đứa con ngoan ngoãn, giỏi giang. Con cái không bao giờ thấy xấu hổ về bố mẹ mình.

Cách đây hơn 10 năm, chẳng mấy ai ở thôn Chế Chì, xã Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên Tiên Lữ có thể hình dung được cặp đôi chồng tâm thần – vợ động kinh lại có được 2 người con vừa ngoan ngoãn vừa học giỏi, thông minh sáng dạ đến vậy.

Người con trai đầu của chị Hoàng Thị Quy (SN 1974) là cháu Phạm Văn Thông đã đỗ vào lớp 10 trường THPT chuyên Hưng Yên. Không những vậy, Thông còn được chọn vào đội tuyển học sinh giỏi Quốc gia. Còn cô em gái Phạm Thị Thương cũng đang là học sinh trường THCS với học lực nổi trội.

Bố tâm thần, mẹ động kinh, nhưng tình yêu gia đình vẫn đưa cậu con trai vào đội tuyển học sinh giỏi Quốc gia - Ảnh 1.

Chị Quy môi cô bố từ nhỏ, một mình mẹ chị tần tảo sáng đêm nuôi lớn 5 người con. Lên lớp 3 chị bắt đầu bị giật đùng đùng rồi bất tỉnh nhân sự. Càng ngày tần suất chị bất tỉnh càng nhiều. Sau đó chị được mẹ đưa đi thăm khám thì phát hiện bị mắc chứng đ.ộng k.inh. Đến lớp 7 thì chị phải bỏ học bởi mỗi tháng bị giật đùng đùng, ngã lăn bất tỉnh mấy lần. Có lần lên cơn chị bị ngã nhào xuống ao may có người biết vớt kịp.

Biết bệnh tình của mình chị không muốn lấy chồng, ở nhà sống với mẹ già. Nhưng rồi mọi người thúc dục, vun vén quá, đến năm 29 tuổi, chị được động viên: ‘Cứ lấy chồng đi, sau này có con nó sẽ đỡ đần’… Mọi người mai mối giới thiệu chị với anh Phạm Văn Hinh, sinh năm 1972, bị t.âm th.ần phân liệt. Anh Hinh đã có 2 đời vợ nhưng đều bỏ nhau từ lúc chưa kịp có con. Gia cảnh khốn khó vô cùng.

Bố tâm thần, mẹ động kinh, nhưng tình yêu gia đình vẫn đưa cậu con trai vào đội tuyển học sinh giỏi Quốc gia - Ảnh 3.

Lấy nhau về, bên ngoại giúp đỡ, anh Hinh chị Quy mua được mảnh đất nông nghiệp ở rìa thôn làng Chế Chì, rồi chạy vạy khắp nơi xây được căn nhà 40m2 làm tổ ấm. Anh Hinh ngờ nghệch chả biết gì, bảo gì làm nấy nên chị Quy phải dạy anh từ những chuyện nhỏ nhất.

Để lo cho gia đình, một mình chị Quy phải lăn lộn đủ nghề, từ trồng cần nước bán buôn từ 3 – 4 giờ sáng, đến làm mành, chọc tâm sen, kể cả phụ vữa. Sau 1 năm rưỡi lấy nhau, anh chị đón tin vui đầu tiên. Năm 2004, cháu Thông ra đời. Cháu rất ngoan, hiểu chuyện, ít khóc, ít bệnh vặt nên chị Quy sợ con bị di truyền bệnh của bố mẹ, nhưng may sao, cháu khỏe mạnh bình thường. Thầy cô giáo còn khen con trai chị thông minh, tiếp thu tốt. Năm năm sau, vợ chồng chị lại hạnh phúc đón thêm bé Thương chào đời.

Bố tâm thần, mẹ động kinh, nhưng tình yêu gia đình vẫn đưa cậu con trai vào đội tuyển học sinh giỏi Quốc gia - Ảnh 5.

Lớn lên trong gia cảnh nghèo túng, bố mẹ bệnh tật nhưng cả Thông và Thương đều rất chăm học hỏi và đặc biệt là học rất giỏi. Trong kỳ thi vào lớp 10 trường THPT chuyên Hưng Yên, Thông xuất sắc đứng thứ 4 toàn trường, trở thành học sinh trong lớp chuyên Toán.

Tháng 8/2020, Thông được tham gia Đội tuyển dự thi học sinh giỏi Quốc gia môn Toán, dù không đạt giải, nhưng em không nản chí, em quyết tập cố gắng hơn nữa để thử sức vào năm sau.

Bố tâm thần, mẹ động kinh, nhưng tình yêu gia đình vẫn đưa cậu con trai vào đội tuyển học sinh giỏi Quốc gia - Ảnh 15.

Hàng xóm, họ hàng ai cũng hâm mộ, xuýt xoa vì nhà chị Quy có cậu con trai học giỏi có tiếng. Tin tức “thằng Thông được vào đội tuyển học sinh giỏi Quốc gia lan ra khắp làng”, ai nấy gặp chị Quy cũng đều tán dương, chúc mừng khiến chị tự hào không thôi. Mỗi ngày, sau giờ học, 2 anh em đều tự giác phụ giúp cha mẹ công việc từ nhà cửa tới đồng áng.

Dù mẹ bị động kinh, còn bố tâm thần luôn trong tình trạng ngờ nghệch nhưng 2 anh em chưa từng xấu hổ về gia đình mình. Thông nói: ‘Em thương bố mẹ lắm, sau này khi lớn lên em sẽ chăm sóc bố mẹ. Có bố mẹ mới có em của ngày hôm nay. Em tự hào về gia đình mình’.

Bố tâm thần, mẹ động kinh, nhưng tình yêu gia đình vẫn đưa cậu con trai vào đội tuyển học sinh giỏi Quốc gia - Ảnh 22.

Với Thông, ước mơ lớn nhất của em là trở thành bác sĩ. Em đặt mục tiêu thi đỗ Học viện Quân Y để có thể giảm tải gánh nặng học phí, tương lai có thể chăm sóc sức khỏe cho bố mẹ và em gái. Còn chị Quy, chị cho biết bản thân chỉ mong các con có thể thi đỗ Đại học để thoát khỏi cái lũy tre làng này, điều mà trước giờ vợ chồng chị chưa dám nghĩ tới.

Cuộc đời này đã gắn kết 2 con người tuy không hoàn hảo, nhưng đã cho họ một gia đình vô cùng trọn vẹn và hạnh phúc. Cái kết đẹp của chuyện tình, chính là những đứa con ngoan ngoãn, hiếu thuận và giỏi giang.