Người phụ nữ uất ức vì cho rằng em chồng quá đáng, tham tiền khi nhất quyết bắt cô phải trả lại đúng số vàng đã mượn thay vì bằng tiền mặt.
Mới đây, mình đọc được tâm sự của một chị dâu về em chồng và cảm thấy câu chuyện có vài điều để bàn nên chia sẻ lại với mọi người nha. Có lẽ từ ngày về làm dâu, người phụ nữ này đã không có cảm tình với em gái của chồng vì bị ám ảnh bởi câu nói “giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng”. Tuy vậy, cô em chồng có điều kiện khá giả lại sống xa nên đôi bên theo kiểu “nước sông không phạm nước giếng”.
Tưởng chừng mọi chuyện êm đềm trôi qua nhưng theo lời của người chị dâu, cô và em chồng đã mâu thuẫn vì chuyện tiền bạc.
“Vợ chồng tôi thì khó khăn khi phải nuôi 2 đứa con, lại gồng gánh cả khoản nợ làm nhà nên không đỡ đần được cho bố mẹ nhiều. Dạo ấy mẹ chồng làm nhà, tôi chẳng có đồng nào để hỗ trợ vì trước đó vừa cho nhà mẹ đẻ vay tiền. Em chồng thì kinh tế khấm khá nên cho hẳn 200 triệu. Cũng vì vậy mà cô ấy lên mặt với tôi. Hôm ăn tân gia, em chồng móc mỉa:
“Em thấy chị vẫn mua giày nọ túi kia rồi đăng lên facebook khoe. Thế mà mẹ làm nhà, đến 5 triệu chị cũng không có. Không biết chị thiếu thốn đến mức ấy hay là không muốn cho mẹ vay”.
Bữa đó nếu không vì có đông người thì tôi đã nói lại em chồng rồi. Cô ấy ít tuổi hơn nhưng lại dám hạch sách tôi đủ đường vậy đấy. Thế rồi sau đó, tôi và em chồng cũng ít nói chuyện hơn. Cho đến khi sửa lại nhà đang ở, tôi mới mở lời vay cô ấy chút tiền. Lúc đó em chồng bảo không cho vay tiền, chỉ có vàng. Nếu tôi muốn thì cô ấy sẽ cho vay 5 chỉ vàng.
(Ảnh minh họa: Internet)
Nhờ chịu khó làm ăn lại gặp thời, vợ chồng cô có chút dư dả và trả dần các khoản nợ từng vay hồi khó khăn. “Thấy không còn nhiều gánh nặng kinh tế nữa, chồng tôi mới mở lời:
“Còn cái khoản 5 chỉ vàng vay cô Hoa hồi xưa, em tính sao? Bây giờ mình đang sẵn tiền, hay là cứ trả luôn cho xong. Mình là bậc anh chị, chẳng có cho nó thì thôi chứ vay mãi thế này anh ngại lắm, cũng 6 năm rồi chứ ít gì”.
Chồng tôi nói cũng có lý. Vì thiếu thốn hơn nên bao lâu nay, tôi chẳng dám đứng ngang hàng với em chồng. Nhiều khi có điều không vừa ý, tôi cũng đành nuốt trong bụng. Vậy nên tôi quyết định sẽ trả lại tiền mà em chồng đã giúp mình lúc túng thiếu. Có điều nói đi cũng phải nói lại, hồi ấy vàng còn rẻ, tôi bán ra cũng chỉ thu về được hơn 20 triệu. Còn bây giờ, giá vàng tăng phi mã, tôi mà trả vàng thì lỗ quá.
Khi tôi còn chưa kịp hỏi thì hôm đó về nhà, chồng đã sấn sổ hỏi chuyện rồi trách tôi không biết suy nghĩ. Anh bắt tôi phải đến xin lỗi em chồng rồi mua vàng trả lại. Tất nhiên, tôi không đồng ý với yêu cầu ấy vì nó khá vô lý. Bởi tôi cũng đâu giữ số vàng ấy đến tận bây giờ? Hồi đó, tôi cũng mang đi bán và chỉ được hơn 20 triệu thôi. Nhưng mấy ngày nay, vợ chồng tôi luôn trong tình trạng chiến tranh lạnh”, người vợ chia sẻ.
Chưa rõ cái kết của màn tranh cãi này là chị dâu có chịu mua vàng trả lại cho em chồng vì “mượn vàng, trả vàng” hay không. Lúc cho mượn, em chồng không nói rõ là sau này chị dâu phải trả lại bằng vàng, bất kể gi.á vàng khi đó dao động ra sao. Có thể vin vào điều này nên chị dâu đã đưa lại 20 triệu đồng cho 5 chỉ vàng từng mượn, trong khi gi.á vàng hiện tại đã tăng khá nhiều.
Chuyện “mượn vàng phải trả bằng vàng” đôi khi là quy ước ngầm, ít ai thỏa thuận đàng hoàng nên dễ khiến đôi bên xảy ra mâu thuẫn. Bên cho mượn thì muốn nhận vàng vì 5 chỉ vàng ấy sau 6 năm sẽ thu được kha khá. Nhiều người sắm vàng như một hình thức tiết kiệm và đầu tư nên ít ai cho mượn vàng mà nhận về bằng tiền. Còn bên vay thì ngán tiền vì gi.á vàng sau ngần ấy năm đã tăng gần gấp đôi. Mình nghĩ đây là bài học kinh nghiệm cho những ai cho mượn/đi mượn vàng để tránh gặp tranh cãi, mất lòng sau này.