Sau khi chồng mất, người vợ ở Hà Nội đã làm đúng tâm nguyện của người quá cố là hiến một phần thân thể của anh và cứu sống 4 người xa lạ. 

Câu chuyện về vợ chồng chị Nguyễn Thị Hòa (38 tuổi) mà mình mới đọc trên VNE quá đỗi xúc động và nể phục. Khi chồng không thể giữ được sự sống, người vợ đã làm theo tâm nguyện lúc anh còn sống và ký đơn đồng ý hiến tặng mô t.ạng cho bệnh viện.

hình ảnh

Sau khi chồng mất, người vợ đã làm theo tâm nguyện lúc sống của anh và cứu 4 người xa lạ. (Ảnh: VNE)

Chị Hòa kể, tâm nguyện của anh Bình (chồng chị) là muốn hiến t.ạng sau khi qua đời. 14 năm trước, anh Bình xem chương trình truyền hình nói về một người bán hàng vỉa hè tình nguyện hiến t.ạng sau khi mất. Xúc động và cảm nhận được điều cao đẹp từ hành động này, hai vợ chồng chị Hòa anh Bình thống nhất sẽ hiến t.ạng sau khi mất. Người nào ra đi trước, người còn lại sẽ thực hiện theo tâm nguyện này.

Tháng 8/2023, lúc nằm viện để mổ ung thư tuyến giáp, chị Hòa tình cờ xem một chương trình nói về bệnh nhân chờ ghép gan 3 năm nhưng chưa có người hiến tặng. Lúc này, chị sực nhớ đến lời cam kết của hai vợ chồng.

Ngày chị Hòa xuất viện cũng là lúc nhận tin dữ, anh Bình bị đột quỵ. Sau 3 ngày hồi sức tích cực, tình hình sức khỏe của anh không có chuyển biến và bác sĩ chẩn đoán anh ch.ết não. Cả nhà bàng hoàng khi nhận tin và chuẩn bị đưa anh về quê lo hậu sự. Lúc này, chị Hòa nhớ đến lựa chọn cách đây 14 năm mà hai vợ chồng đã thống nhất.

Người vợ tìm đến bác sĩ, chia sẻ nguyện vọng của người chồng vừa mất và ký vào đơn để anh hoàn thành tâm nguyện. Bác sĩ đã dùng tim, thận và lá gan của anh để cứu sống 4 người.

Khi thay chồng hoàn thành tâm nguyện, chị Hòa vấp phải lời dị nghị từ họ hàng, làng xóm. Có người không hiểu hết ý nghĩa của hành động hiến t.ạng cứu người nên trách chị Hòa “không để chồng ra đi yên ổn”. Thậm chí, có người còn ác miệng hỏi: “B.án nội t.ạng của chồng được bao nhiêu?”.

Lúc đầu, chị Hòa còn giải thích với những ai thắc mắc và cho biết: “Cứu một mạng người hơn xây 7 tòa tháp”. Các bác sĩ thông báo với chị là những người nhận t.ạng đều tiến triển tốt và sức khỏe cải thiện hơn trước. “Anh đã sống trọn vẹn cuộc đời của mình, đến khi mất vẫn làm việc giúp người, đó là điều tôi thấy tự hào nhất”, người vợ xúc động nói.

Hai tuần sau khi chồng mất, chị Hòa đã đến bệnh viện để đăng ký hiến tạng với mong muốn lúc mất sẽ làm được điều giá trị là cứu sống những người đang nguy kịch, chờ ghép t.ạng.

hình ảnh

Vợ chồng chị Hòa anh Bình tuy khó khăn nhưng có nhiều đóng góp cho cộng đồng. (Ảnh: VNE)

Hoàn cảnh của vợ chồng chị Hòa anh Bình không phải khá giả nhưng chịu khó làm việc, yêu thương nhau và nỗ lực vun đắp tổ ấm. Gần 20 năm trước, chị Hòa quen chồng là người khuyết tật, lưng gù. Cưới về, chị ở nhà thu gom phế liệu và trông bố ruột bị tâm thần, còn anh chạy xe ba gác chở hàng thuê. Sau thời gian chung sống, hai vợ chồng có 2 đứa con và họ gọi đây là “tài sản” giá trị nhất từ trước đến giờ.

Chị Hòa kể thêm, lúc còn sống, anh Bình rất nhiệt tình tham gia các hoạt động của hội người khuyết tật địa phương. Dù đi lại khó khăn cũng như gánh nặng cơm áo gạo tiền nhưng anh sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ các thành viên trong hội học lái xe ba gác để mưu sinh.

“Chồng tôi là vậy, luôn động viên vợ dù khó khăn thế nào cũng phải sống đẹp”, người vợ nói về chồng quá cố.

Theo dõi câu chuyện của hai vợ chồng này, mình nhận ra một điều: đó là hoàn cảnh sống dù có khó khăn đến đâu cũng không ngăn được việc bạn sống tốt, cống hiến cho cuộc đời. Cuộc sống dù khó khăn với gánh nặng cơm áo gạo tiền, rồi sức khỏe hạn chế nhưng anh Bình luôn hướng đến những điều nhân văn, tốt đẹp. Lúc sống, anh hết lòng giúp đỡ những người khuyết tật có hoàn cảnh như mình. Lúc ra đi, anh lại nối dài sự sống cho 4 người xa lạ. Tấm lòng và lựa chọn này thật đáng để nể phục, trân trọng.